songoku9x
Well-Known Member
Những công nghệ mới sẽ giúp máy tính có tốc độ xử lí nhanh hơn, trọng lượng nhẹ hơn, hiệu quả sử dụng năng lượng cao hơn và thuận tiện hơn. Và dưới đây sẽ là 10 tiến bộ công nghệ mang đến những sự đột phá cho các máy tính trong tương lai.
1. Vi xử lí Broadwell

Ngày nay, các thiết bị lai chạy Windows đang tạo ra những quyết định khó khăn đối với người tiêu dùng: kết hợp hiệu suất và kích thước màn hình netbook, chẳng hạn như chip xử lí BayTrail của Intel hay chấp nhận hy sinh tính di động để có thể tận dụng được hết sức mạnh của bộ xử lí Core i?

Câu trả lời cho câu hỏi trên sẽ được giải đáp ở dòng chipset thế hệ tiếp theo của Intel, với tên mã là Broadwell. Chip xử lí mới này sẽ đem đến sự cân bằng tốt hơn cho các máy tính bảng 2 trong 1, chẳng hạn như các máy tính bảng có kích thước màn hình 12,5-inch và có trọng lượng dưới 0,68kg, mỏng hơn cả chiếc iPad Air. Những sản phẩm sử dụng chip xử lí Broadwell sẽ có mặt trong năm 2014 này.
2. Khả năng tiết kiệm điện của AMD

Mặc dù hãng Intel đã giành được sự chú ý lớn của người dùng khi nói đến việc sử dụng và tiết kiệm điện năng của các dòng laptop lai máy tính bảng, nhưng hãng AMD cũng đã có một câu trả lời thỏa đáng. Theo hãng AMD cho biết, trong vòng 6 năm tới, chip xử lí (CPU) của hãng sẽ có hiệu quả trong việc sử dụng và tiết kiệm điện năng gấp 25 lần, vượt qua cả định luật Moore bằng cách chuyển một số khối lượng công việc sang cho bộ xử lí đồ họa (GPU). Nếu hãng AMD có thể kết hợp sức mạnh đồ họa với tuổi thọ pin có thể kéo dài đến cả ngày, hãng cũng sẽ trở thành một ứng cử viên nặng kí trong giải pháp máy tính lai 2 trong 1.
3. Đẩy mạnh công nghệ máy tính không dây

Công nghệ sạc không dây và chia sẻ màn hình ở độ trễ thấp không phải là khái niệm mới mẻ với người dùng, nhưng chúng có thể đạt được một số thành tựu tuyệt vời hơn nữa. Trước năm 2026, hãng Intel muốn các máy tính trở thành các thiết bị sử dụng công nghệ không dây, có thể truyển tải nội dung trên màn hình hiển thị sang một màn hình khác qua WiGig và hỗ trợ sạc bằng các dock không dây. Mục đích của ý tưởng này là bất kì màn hình máy tính hoặc tivi nào cũng đều có thể trở thành một thiết bị đầu - cuối cho laptop mà không cần sử dụng các kết nối khác.
4. Chuẩn kết nối USB Type-C

Vài năm sau sự ra đời cáp Lightning của Apple, USB 3.1 cũng xuất hiện với tốc độ nhanh hơn so với phiên bản trước là 3.0. Nhưng quan trọng hơn, chuẩn kết nối mới này sẽ sử dụng công nghệ kết nối đảo ngược USB Type-C, do đó người dùng sẽ không cần phải suy nghĩ đến việc liệu mình đã gắn đúng chiều của đầu cáp hay chưa.

Bên cạnh đó, chuẩn kết nối USB Type-C có thể đạt tốc độ truyền dữ liệu lên đến 10Gbps, tốc độ này nhanh gấp 2 lần so với chuẩn USB 3.0 đạt 5Gbps. Thậm chí, chuẩn kết nối mới này còn được dùng để cung cấp chất lượng cho video và âm thanh của một màn hình UltraHD độ phân giải đến 4K. Đặc biệt, với chuẩn này, người dùng có thể dùng chung một bộ sạc cho laptop, máy tính bảng, máy ảnh, smartphone,.... một cách dễ dàng mà không gặp bất kì trở ngại nào.
5. Bộ sạc laptop đa năng

Nếu người dùng đã từng lâm vào trường hợp bị mất bộ sạc laptop, người dùng sẽ hiểu việc tìm kiếm một phải pháp để thay thế kịp thời và chi phí hợp lý là điều không hề dễ dàng. Dự kiến, Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (International Electrotechnical Commission - tên viết tắt là IEC) sẽ công bố bộ mô tả kỹ thuật cho bộ sạc laptop đa năng trong năm nay.

Tuy nhiên, người dùng vẫn chưa biết bộ sạc này sẽ trông như thế nào, và có thể sạc được các thiết bị qua cổng USB hay không, liệu thiết bị có giống như bộ sạc microUSB cho điện thoại và máy tính bảng không?. Chính vì vậy, các đặc tính kỹ thuật là một bước quan trọng đầu tiên hướng tới tiết kiệm cho người sử dụng khỏi những mớ dây rối rắm từ vô số các thiết bị sạc.
6. Chơi game không bị vỡ hình với DisplayPort Adaptive Sync

7. Bộ nhớ RAM DDR4

Với DDR4, người dùng có thể mong đợi băng thông bộ nhớ nhanh hơn 50% và tiết kiệm năng lượng đến 35% so với phiên bản tiền nhiệm là DDR3, thích hợp cho các máy tính cao cấp và cấp thấp. Intel có kế hoạch hỗ trợ DDR4 trong chip Extreme Edition Core vào nửa cuối năm nay, nhưng các dòng máy tính khác sẽ phải đợi đến khi Intel ra mắt Skylake vào năm 2015.
8. Bộ nhớ lai nhanh hơn, tiết kiệm hơn.

Micron đang chứng minh cho người dùng thấy rằng hãng còn làm được nhiều điều hơn, không chỉ là DRAM thông thường. Hãng đã phát triển công nghệ mới có tên gọi là Hybrid Memory Cubes, xếp bộ nhớ theo chiều dọc thay vì đặt chúng bằng phẳng trên bo mạch chủ. Công nghệ này sẽ cung cấp băng thông gấp 15 lần và hiệu quả năng lượng sẽ tốt hơn đến 70% so với DDR3 RAM. Dự kiến, Hybrid Memory Cubes sẽ xuất hiện trên các máy trạm và các máy chủ hiệu xuất cao trong năm tới, và cuối cùng sẽ xuất hiện trên laptop.
9. SATA Express cho hiệu suất SSD nhanh hơn

SATA Express mang đến cho người dùng cảm giác siêu tốc độ khi sao chép dữ liệu khi dọn đường cho ổ đĩa thể rắn SSD và các ổ HDD lai cùng khả năng giải quyết vấn đề thắt cổ chai. Bằng cách sử dụng giao tiếp PCI Express cho thêm đường truyền dữ liệu, SATA Express sẽ đạt tốc độ từ 6 Gigabit (0,75GB) mỗi giây đến 2GB mỗi giây. Sẽ mất một khoảng thời gian nữa thì SATA Express mới có mặt trên các dòng máy tính phổ thông, nhưng hiện tại một số nhà sản xuất mainboard và ổ cứng đã hỗ trợ chuẩn mới này.
10. Chuẩn không dây 802.11ax

Thay vì chỉ tăng băng thông tổng thể, mục tiêu của chuẩn wifi mới 802.11ax là tăng gấp 4 lần tốc độ kết nối đơn lẻ, trong khi cũng cải thiện quản lí băng tần để giảm thiểu việc tắc nghẽn mạng. Tiêu chuẩn này đã có một chặng đường phát triển dài nhưng có thể sẽ không được phê duyệt trước năm 2019. Tuy nhiên, các thiết bị hỗ trợ 802.11ax có thể sẽ có mặt trên thị trường trong vài năm tới.
Nguồn: PCWorld
Chỉnh sửa lần cuối: