DeanN
Active Member
Tháng nầy ta được xem 2 phim Tàu mà nhân vật chính là nữ và trong bối cảnh nhà Đường (thế kỷ thứ 8). Hai phim nầy tạo cho tôi 2 cảm giác trái ngược nhau khi xem phim.
Tuy là sự so sánh khập khiễng mà ngạn ngữ phương Tây có nói như so sánh giữa cam và táo (orange and apple), có vài điều thú vị về 2 phim nầy:
1.Về bố cục phim: phim Dương Quý Phi diễn biến chặt, dễ hiểu, dễ theo dõi, dễ đoán (có lẽ ta đã khá quen câu chuyện Đường Minh Hoàng-Dương Quý Phi rồi). Còn phim Nhiếp Ẩn Nương thì diễn biến rời rạc, khó hiểu, khó theo dõi, khó đoán. Xem phim Dương Quý Phi xong, thoãi mái thơi thới ra về, mặc dầu nhân vật nữ chết queo. Còn sau khi xem xong phim Nhiếp Ẩn Nương, mặc dù nhân vật nữ sống nhăn, có cảm giác thấy mình mất thời giờ quá. Thảo nào khán giả trong rạp bỏ về rần rần!
Nhưng xem lại thì:
2.Về cảnh trí: phim Dương Quý Phi hoành tráng, sử dụng đồ họa nhiều (computerized) nên cảnh quay sạch sẽ quá, trở thành giả tạo. Thời bấy giờ làm gì có cung điện cao ngút, lót đá hoa cương, đế nến kiểu Do Thái, nhìn xuống đồi sáng rực ánh đèn nhà dân! (Trường An, Tây An bây giờ, đâu có đồi?). Đấu trường còn lớn hơn đấu trường La Mã , chùa chiền thì theo kiểu Nhật bản. Dương Quý Phi múa Khúc Nghê Thường trên bục cao ở ngoài trời, chung quanh có hàng vạn binh xếp hàng thì văn hóa Trung Hoa chưa bao giờ có kiểu biểu diễn như vậy! Còn cảnh quay ngựa phi ven đồi, cây cối lại không giống ở Trung Hoa chút nào! Phim chỉ lừa người xem, khoe mã, mà không có thật. Trong phim Nhiếp Ẩn Nương cảnh trí thô sơ hơn, kiến trúc chủ yếu là gỗ và màn, làng bên sông nhà tranh vách đất, phản ánh phần nào lịch sử thời bấy giờ.
3.Về khai triển tâm lý nhân vật: Dương Quý Phi là một phim tình dựa trên lịch sử có thật, nhưng muốn nhấn mạnh lên mối tình của Dương Ngọc Hoàn và Huyền Tôn (Đường Minh Hoàng), kịch bản đã hy sinh sự thật lịch sử. Chuyện Đường Minh Hoàng (cha chồng) lấy Dương Quý Phi là có thật, nhưng Ngọc Hoàn chết không phải do tự ý và Huyền Tôn giết theo lời yêu cầu của tướng sĩ trong trận chiến đấu với An Lộc Sơn. Theo lịch sử chính thống, trên đường Huyền Tôn chạy vào đất Ba Thục (Tứ Xuyên bây giờ), binh sĩ đã treo cổ Ngọc Hoàn trên cành cây mà Huyền Tôn không làm gì được (bi kịch nầy được Bạch Cư Dị chép trong bài Trường Hận Ca). Chuyện loạn luân nhà Đường đã có từ thời Cao Tôn lấy mẹ ghẻ của mình là Võ Tắc Thiên. Hoàng đế nhà Đường không phải năn nỉ, do dự khi lựa thứ phi. Do đó sự khai triển tâm lý Đường Minh Hoàng-Dương Quý Phi-Thọ vương Lý Mạo hoàn toàn theo lối suy nghĩ bây giờ.
Trong phim Nhiếp Ẩn Nương, tâm lý có chiều sâu hơn. Để hiểu tâm lý nhân vật, ta cần biết mối tương quan của triều đình nhà Đường và các chủ quản của phiên trấn có chức vụ là tiết độ sứ. Đây là sự tranh giành quyền lực giữa một bên là triều đình trung ương đang suy tàn và một bên là các tiết độ sứ miền biên thùy đang mạnh lên (giống như loạn sứ quân). Cha Ẩn Nương là Nhiếp Phong làm việc cho Tiết độ sứ miền Ngụy Bác là Điền Quý An. Mẹ Ẩn Nương theo tình tiết phim, là cô của Quý An. Vậy Ẩn Nương và Quý An là bà con cô cậu. Điều oái oăm ở đây là mẹ của Quý An lại là người của triều đình nhà Đường, Công chúa Gia Thành, được gả cho cha Quý An như một biện pháp tránh loạn từ Ngụy Bác. Nhưng công chúa Gia Thành chỉ là mẹ nuôi của Quý An mà thôi (rắc rối chưa!). Công chúa Gia Thành khi về làm dâu đất Ngụy Bác thì cố sức phụng vụ chồng, định gả Ẩn Nương cho Quý An. Tuy nhiên hôn ước không thành vì Quý An phải lấy con gái của tiết độ sứ họ Nguyên để cũng cố quyền lực (Điền Nguyên thị, vợ Quý An). Phẩn nộ về hôn ước, Ẩn Nương vào Nguyên phủ khuấy rối, bị vệ sĩ gây thương tích, may nhờ Đạo cô mang đi về dạy thêm kiếm thuật. Đạo cô nầy là công chúa Gia Tín, chị em song sinh của công chúa Gia Thành! Thấy Ẩn Nương kiếm thuật giỏi, nhưng tâm lý yếu, Đạo cô mang một thử thách cho Ẩn Nương: ra lệnh giết Điền Quý An. Sai Ẩn Nương giết Điền Quý An có 2 mục đích: một là thử nghị lực của Ẩn Nương, hai là trừ khử được tiết độ sứ Nguỵ Bác là người có thế lực mạnh nhất chống lại triều đình nhà Đường. Kết cục ra sao, bạn xem phim đã rõ. Trong phim nầy có 3 tình tiết lồng vào nhau: kình địch giữa triều đình và các tiết độ sứ, kình địch giữa Quý An và Ẩn Nương, và kình địch giữa Điền Nguyên thị (vợ Quý An) và Hồ Cơ (hầu thiếp Quý An).
Nếu xem phim chỉ để giải trí thì chọn phim Dương Quý Phi, còn để suy nghĩ (để nhức đầu) thì xem phim Nhiếp Ẩn Nương.
Tuy là sự so sánh khập khiễng mà ngạn ngữ phương Tây có nói như so sánh giữa cam và táo (orange and apple), có vài điều thú vị về 2 phim nầy:
1.Về bố cục phim: phim Dương Quý Phi diễn biến chặt, dễ hiểu, dễ theo dõi, dễ đoán (có lẽ ta đã khá quen câu chuyện Đường Minh Hoàng-Dương Quý Phi rồi). Còn phim Nhiếp Ẩn Nương thì diễn biến rời rạc, khó hiểu, khó theo dõi, khó đoán. Xem phim Dương Quý Phi xong, thoãi mái thơi thới ra về, mặc dầu nhân vật nữ chết queo. Còn sau khi xem xong phim Nhiếp Ẩn Nương, mặc dù nhân vật nữ sống nhăn, có cảm giác thấy mình mất thời giờ quá. Thảo nào khán giả trong rạp bỏ về rần rần!
Nhưng xem lại thì:
2.Về cảnh trí: phim Dương Quý Phi hoành tráng, sử dụng đồ họa nhiều (computerized) nên cảnh quay sạch sẽ quá, trở thành giả tạo. Thời bấy giờ làm gì có cung điện cao ngút, lót đá hoa cương, đế nến kiểu Do Thái, nhìn xuống đồi sáng rực ánh đèn nhà dân! (Trường An, Tây An bây giờ, đâu có đồi?). Đấu trường còn lớn hơn đấu trường La Mã , chùa chiền thì theo kiểu Nhật bản. Dương Quý Phi múa Khúc Nghê Thường trên bục cao ở ngoài trời, chung quanh có hàng vạn binh xếp hàng thì văn hóa Trung Hoa chưa bao giờ có kiểu biểu diễn như vậy! Còn cảnh quay ngựa phi ven đồi, cây cối lại không giống ở Trung Hoa chút nào! Phim chỉ lừa người xem, khoe mã, mà không có thật. Trong phim Nhiếp Ẩn Nương cảnh trí thô sơ hơn, kiến trúc chủ yếu là gỗ và màn, làng bên sông nhà tranh vách đất, phản ánh phần nào lịch sử thời bấy giờ.
3.Về khai triển tâm lý nhân vật: Dương Quý Phi là một phim tình dựa trên lịch sử có thật, nhưng muốn nhấn mạnh lên mối tình của Dương Ngọc Hoàn và Huyền Tôn (Đường Minh Hoàng), kịch bản đã hy sinh sự thật lịch sử. Chuyện Đường Minh Hoàng (cha chồng) lấy Dương Quý Phi là có thật, nhưng Ngọc Hoàn chết không phải do tự ý và Huyền Tôn giết theo lời yêu cầu của tướng sĩ trong trận chiến đấu với An Lộc Sơn. Theo lịch sử chính thống, trên đường Huyền Tôn chạy vào đất Ba Thục (Tứ Xuyên bây giờ), binh sĩ đã treo cổ Ngọc Hoàn trên cành cây mà Huyền Tôn không làm gì được (bi kịch nầy được Bạch Cư Dị chép trong bài Trường Hận Ca). Chuyện loạn luân nhà Đường đã có từ thời Cao Tôn lấy mẹ ghẻ của mình là Võ Tắc Thiên. Hoàng đế nhà Đường không phải năn nỉ, do dự khi lựa thứ phi. Do đó sự khai triển tâm lý Đường Minh Hoàng-Dương Quý Phi-Thọ vương Lý Mạo hoàn toàn theo lối suy nghĩ bây giờ.
Trong phim Nhiếp Ẩn Nương, tâm lý có chiều sâu hơn. Để hiểu tâm lý nhân vật, ta cần biết mối tương quan của triều đình nhà Đường và các chủ quản của phiên trấn có chức vụ là tiết độ sứ. Đây là sự tranh giành quyền lực giữa một bên là triều đình trung ương đang suy tàn và một bên là các tiết độ sứ miền biên thùy đang mạnh lên (giống như loạn sứ quân). Cha Ẩn Nương là Nhiếp Phong làm việc cho Tiết độ sứ miền Ngụy Bác là Điền Quý An. Mẹ Ẩn Nương theo tình tiết phim, là cô của Quý An. Vậy Ẩn Nương và Quý An là bà con cô cậu. Điều oái oăm ở đây là mẹ của Quý An lại là người của triều đình nhà Đường, Công chúa Gia Thành, được gả cho cha Quý An như một biện pháp tránh loạn từ Ngụy Bác. Nhưng công chúa Gia Thành chỉ là mẹ nuôi của Quý An mà thôi (rắc rối chưa!). Công chúa Gia Thành khi về làm dâu đất Ngụy Bác thì cố sức phụng vụ chồng, định gả Ẩn Nương cho Quý An. Tuy nhiên hôn ước không thành vì Quý An phải lấy con gái của tiết độ sứ họ Nguyên để cũng cố quyền lực (Điền Nguyên thị, vợ Quý An). Phẩn nộ về hôn ước, Ẩn Nương vào Nguyên phủ khuấy rối, bị vệ sĩ gây thương tích, may nhờ Đạo cô mang đi về dạy thêm kiếm thuật. Đạo cô nầy là công chúa Gia Tín, chị em song sinh của công chúa Gia Thành! Thấy Ẩn Nương kiếm thuật giỏi, nhưng tâm lý yếu, Đạo cô mang một thử thách cho Ẩn Nương: ra lệnh giết Điền Quý An. Sai Ẩn Nương giết Điền Quý An có 2 mục đích: một là thử nghị lực của Ẩn Nương, hai là trừ khử được tiết độ sứ Nguỵ Bác là người có thế lực mạnh nhất chống lại triều đình nhà Đường. Kết cục ra sao, bạn xem phim đã rõ. Trong phim nầy có 3 tình tiết lồng vào nhau: kình địch giữa triều đình và các tiết độ sứ, kình địch giữa Quý An và Ẩn Nương, và kình địch giữa Điền Nguyên thị (vợ Quý An) và Hồ Cơ (hầu thiếp Quý An).
Nếu xem phim chỉ để giải trí thì chọn phim Dương Quý Phi, còn để suy nghĩ (để nhức đầu) thì xem phim Nhiếp Ẩn Nương.
Phim Dương Quý Phi, chuyện thật biến ra giả. Còn phim Nhiếp Ẩn Nương, chuyện giả biến thành như thật!
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: