HD Sài Gòn - Niềm Vui Bất Tận

genzo1984

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

CHÀO BUỔI SÁNG CẢ NHÀ, CHÚC CẢ NHÀ MỘT NGÀY VUI VẺ VÀ THÀNH CÔNG$-)
 

longdnl

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Thể dục buổi sáng anh em ui. :)

loi_ich_dap_xe_voi_xe_dap_tap_the_duc_royal_860.jpg
 

longdnl

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Chào buổi sáng! Chúc cả nhà HDSG có 1 ngày mới thật nhiều sức khỏe và niềm vui.

c1fc99c346b61a87c02c20d7d29cd888_201381504020.jpg
 

longdnl

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Hôm nay 28/10 là SN anh Dũng nà!

Chúc anh thêm tuổi mới càng vui vẻ, mạnh khoẻ và gặt hái nhiều thành công
 

rita

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Chào buổi sáng mát mẻ cả nhà ! Lâu rùi kg thấy ai hú hí cafe hết nhỉ AT ơi ơi !
 

quyslee

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Chào buổi sáng AE HDSG, chúc cả nhà một ngày mới vui vẻ thành công. :)
 

longdnl

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Thực phẩm đẹp mắt.


Carrox


04-carrox__605.jpg



Frovacado


Animal-Food2__605.jpg



Hippotato


05-hippotato__605.jpg



Limon


06-limon__605.jpg



Cardinato


07-cardinato__605.jpg



Kiwi


11-kiwi__605.jpg



Bananake


12-banake__605.jpg



Orange Chicken


Animal-Food1__605.jpg



Penguimelon


Animal-Food3__605.jpg


boredpanda
 

longdnl

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Thiên đường qua lời nhà khoa học hồi sinh từ cõi chết


Tiến sĩ Eben Alexander, một chuyên gia phẫu thuật não uy tín hàng đầu Mỹ, đã có những chia sẻ gây xôn xao dư luận về trải nghiệm của bản thân ở thiên đường, khi hồn lìa khỏi xác trong giai đoạn hôn mê sâu.


Dưới đây là trích đoạn các trải nghiệm thật của tiến sĩ Alexander:


000.jpg

Tiến sĩ Alexander cho biết, khi cận kề cái chết, ông đã lên Thiên đường và diện kiến người chị ruột chưa từng gặp trước đó.


Khi tôi còn là một cậu bé nhỏ tuổi, tôi đã được nhận làm con nuôi. Tôi lớn lên và không nhớ gì về gia đình ruột thịt của mình và không hay biết mình có một người chị ruột, tên là Betsy. Nhiều năm sau, tôi đã tìm kiếm gia đình ruột thịt của mình, nhưng với Betsy đã quá muộn: chị ấy đã qua đời. Đây là câu chuyện về cách tôi đã đoàn tụ với chị ấy - ở Thiên đường - như thế nào.


Trước khi bắt đầu, tôi cần phải giải thích rằng, tôi là một nhà khoa học, người đã dành cả đời để nghiên cứu về các hoạt động não. Kiến thức về bộ não từng khiến tôi chắc chắn rằng, các trải nghiệm hồn lìa khỏi xác, các cuộc gặp gỡ với thiên thần và những thứ như vậy, chỉ là các ảo giác khi bộ não bị chấn thương.


Và khi đó, trong những tình huống kịch tính nhất có thể, tôi phát hiện bằng chứng cho thấy mình đã sai. Cách đây 6 năm, tôi tỉnh dậy vào một buổi sáng với cơn đau đầu như búa bổ. Trong vòng vài tiếng đồng hồ, tôi rơi vào trạng thái hôn mê: lớp vỏ não mới của tôi, vùng não chịu trách nhiệm mọi quá trình tư duy khiến chúng ta là con người, đã đóng khép hoàn toàn.


Vào thời điểm đó, tôi đang làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Lynchburg ở Virginia (Mỹ) và được đưa gấp vào phòng cấp cứu ở đó. Các bác sĩ chẩn đoán, tôi đã bị viêm màng não - một chủng vi khuẩn E coli hiếm gặp đã thâm nhập vào dịch não tủy, ăn mòn não của tôi giống như axit. Cơ hội sống sót của tôi gần như bằng 0.


Tôi đã bị hôn mê sâu - một trạng thái sống thực vật, và tất cả mọi chức năng cao hơn của bộ não đều ngừng hoạt động. Các kết quả chụp chiếu cho thấy không còn bất kỳ hoạt động nhận thức nào. Bộ não của tôi không bị trục trặc hoạt động, mà đã hoàn toàn "tắt điện".


Tuy nhiên, con người bên trong tôi vẫn tồn tại, chống lại mọi quy luật khoa học đã biết. Trong 7 ngày, khi tôi nằm trong phòng theo dõi ở trạng thái hôn mê không phản ứng, ý thức của tôi đã có một cuộc hành trình xuyên qua hàng loạt địa hạt, mà cái sau sau dị thường hơn cái trước - một chuyến du hành vượt qua thế giới vật chất mà mãi tới tận khi đó, tôi chắc chắn vẫn coi là không thể.


Các hồ sơ y học đã ghi lại từng phút hôn mê của tôi và không có cái nào trong số này cho thấy bất kỳ hoạt động não nào. Nói một cách khác, như khoa học thần kinh có thể nêu, chuyến du ngoạn của tôi không phải là thứ xảy ra bên trong đầu của mình.

....

Dưới đây là những gì tôi đã trải nghiệm: bản đồ của tôi về Thiên đường.


Sau cơn đau đầu che mờ mắt, khi bị hôn mê, tôi dần nhận thức mình đang trong một trạng thái nguyên thủy, căn bản giống như bị chôn dưới đất. Tuy nhiên, đó không phải là đất bình thường, vì tất cả những gì xung quanh mà tôi cảm nhận được, và thỉnh thoảng nghe thấy hoặc nhìn thấy, các thực thể khác.


Nó có phần khủng khiếp, có phần an ủi và thân thuộc: Tôi cảm thấy như mình luôn luôn là một phần của cảnh nguyên thủy đó. Tôi thường tự hỏi: "Đó có phải là địa ngục?", nhưng tôi không nghĩ câu trả lời là có, vì tôi kỳ vọng địa ngục ít nhất cũng có đôi chút tương tác, trong khi đây là trải nghiệm hoàn toàn thụ động.


Tôi thậm chí đã quên là con người như thế nào, nhưng một phần quan trọng trong nhân cách của tôi vẫn còn hoạt động tích cực: Tôi có cảm giác tò mò. Tôi muốn hỏi "Ai? Cái gì? Ở đâu?" và không bao giờ nhận được bất kỳ hồi đáp nào.


Sau một khoảng thời gian trôi qua, mặc dù tôi không thể phỏng đoán bao lâu, một nguồn sáng xuất hiện chầm chậm từ phía trên, thả xuống rất nhiều tia sáng màu bạc và vàng rực rỡ. Đó là một thực thể hình tròn, phát tỏa thứ âm nhạc tuyệt vời, siêu phàm mà tôi gọi là Giai điệu xoay tròn. Ánh sáng xuất hiện giống như một vết rạch vào kết cấu lãnh địa tồi tàn đó và tôi cảm thấy mình đi xuyên qua vết rạch, tới một thung lũng tràn đầy sự tươi tốt và màu xanh mướt mát, nơi các thác nước đổ xuống những hồ trong suốt như pha lê.


Các đám mây giống như các lớp kẹo dẻo màu trắng và hồng. Phía sau chúng, bầu trời thẫm màu xanh đen. Thế giới đó không mơ hồ. Nó sống động, sâu thẳm và sắc nét như hương thơm của gà rán, chói lọi như tia nắng phản chiếu vào tấm kim loại của xe hơi và cũng gây sững sờ như tác động của tình yêu đầu.


... Ở đó cũng có các cây, cánh đồng, động vật và con người. Ở đó cũng có nước, tuôn chảy vào các dòng sông hoặc trút xuống do mưa. Sương mù giăng tỏa từ bề mặt của những vùng nước này và cá bơi lượn phía dưới chúng.


Giống như đất, nước vô cùng thân thuộc. Mặc dù chúng giống như các thác nước đẹp nhất mà tôi từng chiêm ngưỡng trên Trái đất, nhưng nước ở đây dường như cao hơn và trong hơn bất kỳ thứ gì tôi từng trải nghiệm trước đây, cứ như chúng gần nguồn nguyên sơ hơn.


(còn tiếp)


Phần II: Thiên đường qua lời nhà khoa học hồi sinh từ cõi chết


Tuấn Anh(Theo Daily Mail)
 

longdnl

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Post được hơn 400 CD rồi, còn hơn 100 nữa là xong!
Phê quá, ngủ thôi; Chúc cả nhà ngon giấc! :)|

Từ từ cũng nhừ nha anh ui, có người chờ đợi mới vui. Thức khuya Post dễ lộn lắm mà mệt nữa. \m/
 

thinhkappa

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Post được hơn 400 CD rồi, còn hơn 100 nữa là xong!
Phê quá, ngủ thôi; Chúc cả nhà ngon giấc! :)|

Cho e xin cái link dưới chữ kí với , mỗi lần vào box nhạc kiếm link phê quá. Hic.....
 
Chỉnh sửa lần cuối:

thinhkappa

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Qua nay vào diễn đàn bị thu hẹp như vầy đây , Hic....

 

longdnl

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Thiên đường qua lời nhà khoa học hồi sinh từ cõi chết (2)


.. Trên thiên đường, mọi thứ thực hơn - ít dày đặc hơn nhưng đồng thời cũng mãnh liệt hơn. Thiên đường cũng rộng lớn, đa dạng và đông đúc như dương thế ... Không có gì biệt lập trên Thiên đường. Không có thứ gì bị xa lánh. Không có gì mất kết nối. Mọi thứ là một.

Tôi phát hiện bản thân chỉ như một đốm ý thức trên cánh của một con bướm, giữa các bầy bướm đông đúc lên tới hàng triệu con. Tôi đã chứng kiến bầu trời xanh đen thẫm ấn tượng, chứa đầy các quả cầu đồng ca, ánh sáng vàng nhào xuống, để lại những vệt lấp lánh trên các đám mây cuồn cuộn.

Các dàn đồng ca đó trình diễn những bài thánh ca khác xa bất kỳ thứ gì tôi từng được biết trên dương thế. Âm thanh to khác thường: bài thánh ca vang dội dường như thấm đẫm con người tôi.

Tất cả các giác quan của tôi bị trộn lẫn. Thị giác và thính giác không còn là các chức năng riêng rẽ. Mọi thứ diễn ra cứ như tôi có thể nghe thấy sự duyên dáng và tao nhã của các sinh vật trên không và nhìn thấy thứ âm nhạc tuyệt vời vỡ òa ra khỏi chúng.

Ngay cả trước khi tôi bắt đầu tự hỏi chúng là ai hay cái gì, tôi hiểu rằng, chúng tạo ra âm nhạc và chúng không thể kìm giữ nó. Đó là âm thanh của sự vui sướng tột độ. Chúng không thể kìm giữ âm nhạc, vì bạn có thể lấp đầy nó trong phổi của mình và không bao giờ thở hắt ra.

Cách đơn giản để trải nghiệm âm nhạc là hòa nhập vào nó. Đó là tính thống nhất của Thiên đường - nghe âm thanh là trở thành một phần của nó. Bất cứ thứ gì cũng kết nối với mọi thứ khác, giống như các hình xoáy bất định phức tạp trên một tấm thảm Ba tư hoặc cánh bướm. Và tôi đang bay trên tấm thảm đó, cưỡi trên đôi cánh đó.

Phía trên bầu trời có một hệ thống các thiên hà lớn hơn mà tôi gọi là "vượt quá khối cầu", và tôi cứ đi lên mãi cho tới khi chạm tới Lõi, nơi ẩn náu sâu nhất của Sự thiêng liêng - một màu đen thẫm cực độ, chan chứa tình yêu vô điều kiện, không sao kể xiết.

Ở đó, tôi thình lình được gặp một vị thần vô cùng quyền lực, ai cũng biết mà sau này tôi gọi là Om, vì âm thanh rộn ràng khắp địa hạt đó. Tôi đã học được các bài học về chiều sâu và vẻ đẹp ở đó, hoàn toàn vượt ngoài khả năng giải thích của tôi.

Trong suốt chuyến đi này, tôi có một hướng dẫn viên. Cô ấy là một phụ nữ xinh đẹp khác thường, người xuất hiện đầu tiên khi tôi là đốm ý thức cưỡi trên cánh bướm.

Tôi chưa từng gặp người phụ nữ này trước đây. Tôi đã không biết cô ấy là ai. Nhưng sự hiện diện của cô ấy đủ chữa lành trái tim tôi, khiến tôi bình an vô sự trên con đường tôi chưa từng nghĩ là tồn tại. Khuôn mặt của cô ấy rất khó quên. Đôi mắt của cô ấy màu xanh dương sâu thẳm và gò má cao. Mái tóc màu nâu mật ong óng ả bao quanh khuôn mặt của cô ấy.

Cô ấy mặc một chiếc áo choàng giống của tá điền, được dệt màu nhạt - màu chàm, xanh lơ và các sắc độ nhạt của màu cam và hồng đào. Khi cô ấy nhìn tôi, tôi cảm thấy chan chứa cảm xúc, mà nếu không có thứ gì đó tốt đẹp từng xảy ra với tôi trước đây, cả cuộc đời tôi đáng sống vì riêng biểu lộ cảm xúc đó trong đôi mắt của cô ấy.

Đó không phải là tình yêu đôi lứa, không phải tình bạn. Nó vượt trên mọi sắc thái tình yêu khác biệt mà chúng ta có trên dương thế. Không thực sự nói ra, cô ấy khiến tôi biết rằng tôi được yêu và được quan tâm, và rằng vũ trụ này là nơi rộng lớn hơn, tốt hơn và đẹp đẽ hơn tôi từng có thể mơ tưởng được. Tôi đã là một phần không thể thay thế của toàn thể (giống như tất cả chúng ta), và tất cả nỗi buồn cũng như sự sợ hãi tôi từng hứng chịu là hậu quả cuộc việc tôi, bằng cách nào đó, đã quên phần cốt lõi nhất của các sự thực.

Thông điệp của cô ấy truyền cho tôi giống như một ngọn gió. Khó để diễn đạt nó thành lời, nhưng cốt lõi của thông điệp đó là: "Bạn được yêu và coi trọng mãi mãi. Bạn không có gì phải sợ. Không có gì bạn có thể làm sai".

Đó là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời.

Trong khi đó, quay trở lại dương thế, tôi đã hôn mê suốt 7 ngày và không có dấu hiệu cải thiện. Các bác sĩ đang cân nhắc xem có nên tiếp tục quá trình hỗ trợ sống cho tôi hay không thì tôi đột ngột hồi tỉnh. Đôi mắt của tôi bất ngờ hé mở và tôi sống lại. Tôi không còn ký ức về cuộc sống của mình trên dương thế, nhưng nhớ rất rõ mình vừa ở đâu.

Tôi phải học lại mọi thứ: tôi là ai, như thế nào và ở đâu. Qua nhiều ngày, rồi nhiều tuần, giống như tuyết từ từ rơi xuống, vốn hiểu biết xưa cũ trên dương thế trở về với tôi. Tôi lấy lại được tiếng nói và từ ngữ chỉ trong vòng vài giờ và vài ngày. Với tình yêu và sự vỗ về âu yếm của gia đình và bạn bè, các ký ức khác cũng trở lại với tôi.

Khoảng 8 tuần sau, kiến thức trước tiên của tôi về khoa học, kể cả các trải nghiệm và học hỏi từ hơn 2 thập niên làm bác sĩ phẫu thuật bệnh nhân tạo các bệnh viện đào tạo nghề, hồi phục hoàn toàn. Điều đó vẫn còn là một điều kỳ diệu không có lời giải thích từ y học hiện đại.

Tuy nhiên, tôi là con người khác với tôi trước kia. Những thứ tôi đã nhìn thấy và trải nghiệm trong khi "hồn lìa khỏi xác" không tan biến đi như thường thấy với các giấc mơ và ảo giác. Chúng vẫn còn đó. Hơn tất cả, hình ảnh của người phụ nữ trên cánh bướm đã ám ảnh tôi.

Và khi đó, 4 tháng sau khi thoát khỏi trạng thái hôn mê, tôi đã nhận được một bức ảnh gửi qua đường bưu điện. Do những nỗ lực điều tra trước kia của tôi nhằm liên lạc với gia đình ruột thịt của mình, một người họ hàng đã gửi cho tôi ảnh về người chị ruột Betsy mà tôi chưa từng biết. Và tôi sốc nặng khi nhìn thấy đây chính là khuôn mặt người phụ nữ trên cánh bướm.

Giây phút tôi nhận ra nó, có thứ gì đó lắng đọng bên trong tôi. Bức ảnh đó là lời xác nhận tôi cần. Nó là bằng chứng hoàn hảo về tính hiện thực khách quan của trải nghiệm của tôi.

Từ đó trở đi, tôi đã quay trở lại với dương gian xưa cũ, thế giới mà mình đã bỏ lại phía sau, trước khi bị hôn mê, nhưng như một con người hoàn toàn mới. Tôi đã được tái sinh.

Và như tôi đã hé lộ, tôi không phải là người duy nhất từng được chiêm ngưỡng thoáng qua cuộc sống sau cái chết và những điều kỳ diệu chứa đựng trong đó.


Tuấn Anh(Theo Daily Mail)(VNN)
 

longdnl

Well-Known Member
Ðề: “Chào Ngày Mới" của HD Sài Gòn 2014

Chuyện đời của người phụ nữ giúp Obama lên đỉnh vinh quang.


mQYKNrlDLMtD96ijDBwh9JVALdM9rRSZKnAXDdNPWaxLuRtJ1guf--W88Qi2FLof-FSriXDHDs1Sw0fK0ZMlgUVPCiLdefVwrZiS65bD5SW6zoaIr_aovXHIT41pdpy1wsnCWaup81Wm=s0-d-e1-ft



Những quyết định của người mẹ táo bạo và quyết đoán giúp cậu bé Obama trưởng thành và hoàn thiện mình hơn trong những năm tháng sống và học tập tại Indonesia .
Cuộc sống vốn là một chuỗi dài những mâu thuẫn. Và cuộc đời của thân mẫu Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng là sự tổng hợp của rất nhiều điều trái ngược. Bà S. Ann Soetoro, người mẹ trẻ mang học vị tiến sĩ nhân chủng học, là một phụ nữ da trắng đến từ Mỹ nhưng lại yêu tha thiết cuộc sống ở Indonesia . Là con người thực tế nhưng lại đa sầu, đa cảm, ở bà người ta tìm thấy những điều khác biệt, một người mẹ đã nuôi dạy con trai, Tổng thống Mỹ Barak Obama, thành tài.


pFbd_CeEVwqpAE0Y_qtiXS8K080fo8Sd4SkJGAzfmk2615jEXWTyVIEW2-RbvKkf8PB3Bik4F9oJV9Lt-9TfRJAO7HnSu0UZwVx30SVKhVIxUgwc35fBTBS-G15tWQ8-F1u_J1OHPijb=s0-d-e1-ft

Cậu bé Obama và Mẹ


Cuộc đời bà tuy ngắn ngủi nhưng phải trải qua không ít sóng gió. Hai lần yêu, hai lần kết hôn là hai lần bà phải đau nỗi đau tan vỡ. Những người đàn ông đến nhưng không đem cho bà cuộc sống hạnh phúc không phải bởi họ không tốt mà do bà vốn là người phụ nữ nhiều tham vọng.
Với bà, cuộc sống không phải là mơ và nhiều lần bà phải tự đưa ra những quyết định ảnh hưởng tới cả cuộc đời và không ít trong số đó thất bại. Là con người đa sầu đa cảm, tuy dễ dàng rơi lệ song người phụ nữ ấy lại cứng cỏi khác thường khi vượt qua bao giông tố cuộc đời, quyết đoán và táo bạo trong công việc.
Tổng thống Mỹ Obama khẳng định, ông ảnh hưởng rất nhiều từ người mẹ quá cố và bà thật sự là một người rất đặc biệt, đặc biệt tới mức khi con trai bà lên nhậm chức, có hẳn một bộ phim tái hiện lại cuộc đời của bà được dựng lên.

WzO2yf2cvB7RCwyQHvbrxBmCnTfds0Tf8j7c_J0RHzbzquY0zPSF-g-6SBaQiQEg-B3Ew436PSZ8RMDDyNsL7B6Xvlk6HHwyxniqdr4OYe6tg61Ks0w7AN8fHTYFw3cumaLar6EzK_Wt=s0-d-e1-ft



Obama và Cha


Có một điều thú vị là bà có tới 4 cái tên, mỗi tên gắn với một chặng cuộc đời bà.
Cô bé Stanley Ann Dunham
Cái tên Stanley , một cái tên đậm chất nam tính, đã phản ánh được ước vọng có được đứa con trai của cha mẹ bà. Cũng vì cái tên Stanley mà suốt thời thơ ấu bà bị bạn bè châm chọc rất nhiều.
Sinh ra trong một gia đình buôn bán nội thất, cha lại là người ưa dịch chuyển, lúc nhỏ bà chuyển nhà tận 5 lần, từ Kansas tới California, đến Texas và cả Washington và ở cho tới trước khi Stanley tròn 18 tuổi.

E5m-xY_A9YP-2FrfGDObL1bwvxh3t6wI-Jh6V6gaIOtc8jjNJcIIphFLQ_5bEVb8EAhPLtr-WmuBsUGmHa61URTlhSlLPXElJ2mTd3xJ0kRiGFVUFFo5ZSkrFZhgB3TzTDgHd1BOumUYouw=s0-d-e1-ft



Sinh sống tại một hòn đảo nhỏ ở Washington suốt mấy năm trung học, từ nhỏ bà đã ham học hỏi và đặc biệt yêu triết học. Bà tham gia một khóa học cao cấp về triết học và thường xuyên lui tới quán cà phê Seattle để nghe luận bàn. “ Stanley là một cô gái thông minh, nhưng có vẻ hơi trầm”, một người bạn trung học của bà nhận xét, tuy nhiên, bà rất quan tâm tới bạn bè và không bỏ qua bất cứ sự kiện nào thời đó.
Sau đó, dù bà đỗ vào Đại học Chicago nhưng cha đẻ bà lại không đồng ý vì lo bà còn quá trẻ để tự xoay sở cuộc sống tự lập. Khi bà tốt nghiệp cấp 3, một lần nữa bà phải miễn cưỡng theo gia đình tới lập nghiệp tại Honolulu , Hawaii , và ở đây, nhiều biến động mới xảy đến với cuộc đời bà.



Trở thành bà Barack H Obama



Gặp gỡ và yêu Barack Obama Sr., cha đẻ của Tổng thống Mỹ Obama, sau này là một bước ngoặt đối với bà Stanley . Chuyển tới nơi mới, bà cũng quyết định đổi tên thành Ann cho mềm mại và dễ nghe hơn. Cũng ở đó, bà gặp Obama Sr. trong một lớp học tiếng Nga. Người gốc Phi đầu tiên đi học ở đấy gây ấn tượng vô cùng đặc biệt đối với bà. Khác với bà khi đó, một thiếu nữ khá khép mình thì ông lại là một người vô cùng sôi nổi. Luôn là tâm điểm của đám đông, cậu học sinh da đen thường xuyên được phát biểu trong các cuộc tọa đàm tôn giáo, được một số tờ báo địa phương phỏng vấn và viết bài.



S05_8DIwn36PB3kJGTrm06SLrDqOCTkQAcibBDt05fV3EwJ0ZKRPPonvYjPvBtE3j7nMVNpow3XrtrVb6nCbLO9cwKiRgi6zkKLmKJ5PDRJQAhQIZY50eoGKhLKri4ommRVtSXKNu7i3=s0-d-e1-ft



Cha Mẹ của Obama
“Ở cậu ấy có một sức lôi cuốn kỳ lạ”, Neil Abercrombie, đại biểu quốc hội Hawaii , từng là bạn đại học của Obama (cha) kể lại “tài hùng biện của cậu ta thu phục được tất cả mọi người, kể cả những người kỹ tính nhất”.

Ông thường là tâm điểm trong những cuộc trò chuyện, luận bàn chính trị, bàn về chiến tranh, về vấn đề bình đẳng... Trong khi mọi người lắng nghe và rôm rả cùng cậu bạn Obama (cha) thì Ann lại chọn cho mình một góc khuất, lắng nghe những câu chuyện của họ từ xa. Hiếm khi Ann phát biểu, mà thường chỉ lặng im quan sát.
Mọi người biết Obama đang qua lại với một phụ nữ da trắng, nhưng họ không quá bận tâm hay soi sét điều đó. Bởi đây là Hawaii, một vùng đất “pha tạp”, có nghĩa là không có sự cấm đoán một người da trắng yêu một người da màu. Và nếu như ở các bang khác, việc kết hôn với người da màu khi đó là một điều cấm kị thì ở đây luật
pháp hoàn toàn chấp thuận điều đó.



aF_s6e55OL2tUWYNVQpx1AbeCtvLAy288bApFSZWq7rFDsdeOpYvIeB3LetioKzxFhZESkGZPfcuQCBxWQ75_cLDWn4C5gkDyGqFvBmIFWl49FIZAfO93WnenH5QER1DMqIy_FzHtziLX8g=s0-d-e1-ft


Và ngày 2/2/1961, vài tháng sau ngày quen nhau, cha mẹ Obama đã chính thức kết hôn tại Maui . Khi đó, Ann đã mang bầu Obama 3 tháng. Bạn bè không ai biết về đám cưới của họ cho đến tận sau này. Không ai hiểu vì sao hôn lễ lại được bí mật tổ chức như vậy, thậm chí cả Obama sau này cũng không được mẹ kể về điều đó. “Nếu bà chưa qua đời, có thể tôi sẽ hỏi rõ bà về điều này”, ông Obama từng chia sẻ.

Và cậu bé Obama ra đời, mang trong mình hai dòng máu Mỹ và Kenya . Khi con trai vừa tròn 1 năm tuổi, cha ông quyết định tới Harvard để tham gia khóa học tiến sĩ kinh tế. Và rồi, cha của Obama muốn quay trở lại Kenya để xây dựng quê hương và ông muốn đưa vợ con theo. Tuy nhiên, biết ông đã có một người vợ trước ở đó, bà Ann không theo ông. Bất đồng quan điểm đã khiến cuộc hôn nhân tan vỡ.

Điều mà bà làm là điều vô cùng mới mẻ thời đó, chưa có một phụ nữ da trắng nào kết hôn với một người da màu, sinh con và ly hôn như bà. Quyết định táo bạo khiến cuộc sống của Ann khó khăn hơn. Người phụ nữ thiệt thòi này phải gồng mình để trang trải tiền thuê nhà và nuôi con một mình. Đáng lẽ, cô gái trẻ ấy hoàn toàn có thể nhồi nhét vào đứa con trai đầu lòng là Obama lòng hận thù người cha. Nhưng không, Ann vẫn dạy con yêu người cha ở xa và thường xuyên giữ liên lạc với ông.



Trở thành S. Ann Dunham Soetoro


Khi cậu con trai lên 2 tuổi, khát khao học lại trỗi dậy, bà quay lại trường đại học. Cuộc sống càng nhọc nhằn và thiếu thốn hơn, cô phải sống dựa vào vào bố mẹ đẻ. Nhưng đó cũng là lúc cô gặp và thương mến một sinh viên ngoại quốc tên Lolo Soetoro. Và lời câu hôn Lolo đề nghị năm 1967 đã được bà chấp thuận bởi thấy ông là người đàn ông hiền lành, vui vẻ và rất thương yêu con trai bà (lúc đó Obama lên 6 tuổi).

oTBkXif3q2aw_7hfSipCSC5yLotU8eK1v2qwi0wBvXLObRpeO0yKad7dOyT2E0Li5HEHEbfVtAIBvFFBE6XoLDdVsHJg7QJQm2ZCUDAVxWL9iBSnSO84iOx35GPAY9dQ56GG_sdWvQ2Y=s0-d-e1-ft

Gia đình mới của Mẹ Obama


Mất hàng tháng trời để hai mẹ con thu xếp và theo ông về Indonesia . Sau một hành trình dài, ba người đặt chân tới quê hương của Lolo, thật ngoài sức tưởng tượng của hai mẹ con “bước xuống máy bay, đường băng như bị tróc lên bởi cái nóng và nắng gắt như trong hỏa lò”, Obama ghi lại hồi ức của mình “tôi nắm chặt lấy tay mẹ, và tự nhủ sẽ bảo vệ bà”.
Nhà của Lolo lại nằm ở ngoại ô Jakarta, nơi không có điện, đường phố cũng chưa được trải nhựa, lại đang là thời kỳ chuyển giao chế độ ở Indonesia và lạm phát tăng cao tới 600% khiến mọi thứ đều khan hiếm. Ann và con trai là những người ngoại quốc đầu tiên đến sống ở khu ổ chuột này. Cậu bé Obama lúc đó, muốn chơi với lũ nhóc hàng xóm liền leo lên bức tường rào đập đập tay giả bộ làm chú chim lớn, tạo ra âm thanh vui tai. “Điều này khiến bọn trẻ nghèo bật cười”, cô Ikranagara hàng xóm của họ kể lại, và rồi chúng chơi với nhau như thân quen.

SZQcGroHX_-EJNKk9ZP960FG1wu17ZltBkGwAyTd_FZtGVta-bEV75heXbAGFceqR8Q0VfRA-3jDMU0dnHw1SRrgVybeK1Kmy-k8ee_lhjqb-zt0_VuDHCDnKklwM7qxmOxwL1D16o_LqNs=s0-d-e1-ft


Obama được gửi tới học một trường công giáo gọi là trường tiểu học Franciscus Assisi tại đây. Là người ngoại quốc, lại thông minh, sáng dạ hơn lũ trẻ ở đó, Obama nhanh chóng thành tâm điểm. Bị gọi là “thằng da đen”, nhưng cậu bé không để bụng, trái lại còn tỏ ra thích thú khi được chơi với bọn trẻ.
Còn bà Ann không kìm được lòng trước hoàn cảnh của những con người khốn khổ nơi đây, cứ liên tục cho tiền những người ăn mày tới trước cửa, đến nỗi mà ông Lolo phải nói với Obama rằng “mẹ con có trái tìm yếu mềm quá”.
Nhưng khi hai mẹ con bà dần thích nghi và yêu cuộc sống của người dân nghèo Indonesia thì cha dượng Lolo lại ngày càng tây hóa. Ông được thăng chức cao tại một công ty dầu khí của Mỹ và chuyển cả gia đình tới một khu phố sạch đẹp hơn. Bà Ann phát chán với những cuộc tiệc tùng bù khú và lối sống nhà giàu của chồng mình. Bà tự thu mình lại.
Dù những đồng tiền chồng kiếm được đủ cho bà sống cuộc sống dư dả, bà vẫn quyết định đi dạy tiếng Anh tại một đại sứ quán Mỹ. Bà dậy từ sớm tinh mơ, 4h sáng đã vào phòng gọi Obama dậy và dạy tiếng Anh cho cậu.
Lúc đầu, Obama được gửi vào một trường quốc tế dành cho giới nhà giàu, nhưng Ann lo con trai mình sẽ không được thử thách đầy đủ trong môi trường đó. Sau hai năm, bà chuyển con sang học ở một trường công gần nhà. Để giúp con trai có ý niệm rõ ràng hơn về thế giới của những người da màu ở Mỹ, bà thường mang sách về phong trào quyền công dân sang phòng con đọc vào buổi đêm.

sb-ArvCxkn7TwwaH6DzaqG7W8eds5lDhUxpzAjyD7-KKehZytSUztYgbOHUCFRz9JrQWhT7nIPqBh5WHDWWPeec4GKx3Dw-A6n3qvs1jVDTIijngHBCxLGMcRzV2spa3hqfBWPWDpUl92KA=s0-d-e1-ft


Bằng cách rất riêng, để cho con hiểu hơn về những người da màu ở Mỹ, mỗi tối đi làm về, bà mang theo một cuốn sách về các phong trào dân quyền cho con đọc. Chính bà là người dạy cho Obama biết thế nào là sự hòa hợp sắc tộc, là bình đẳng giới và chính khát khao ấy đã theo ông đến tận bây giờ. Obama vẫn nhớ lời bà nói “Mẹ tin rằng dưới lớp da kia, con người ai cũng giống nhau”.
Khi Obama lên 10, bà Ann gửi cậu về Hawaii sống cùng với ông bà ngoại và tham gia khóa học tài năng Punahou mà cậu bé được học bổng. Quyết định này đã cho thấy được bà đánh giá cáo giá trị của giáo dục đối với các con. Chấp nhận xa con để cậu được chăm sóc và có nền giáo dục tốt hơn là một sự hy sinh lớn của một người mẹ vĩ đại.




ZDVbId5xAfXVlZH_-ovW1V5AuHogAkK93VEvoWQzNLjbW5cl2fyl_FJxrtXi8l24f2UFOpE9jNpAoWkRXlGHxR4aXCZdamxGqQyIDF63HztRtsRk8toYc2lKI5yTk1T-uezplApPNb6U=s0-d-e1-ft


Cậu bé Obama, Mẹ và em



Một năm sau, bà mang theo cô con gái út trở lại Hawaii , bỏ lại Indonesia và người chồng thứ 2. Bà tiếp tục ghi tên vào một chương trình thạc sĩ nhân chủng học Đại học Hawaii để nghiên cứu về nhân học Indonesia - nỗi niềm trăn trở bấy lâu của bà.
Thời gian này, bà bắt đầu khẳng định được mình và có tiếng nói riêng, những người quen biết trước nói bà thông minh và trầm tính, còn những người sau này biết bà, nhận xét bà là một người thẳng thắn và đầy đam mê. Bà tốt nghiệp loại ưu.
Bố dượng của Obama vẫn thường xuyên tới Hawaii thăm vợ con, nhưng họ không quay lại với nhau nữa. Ann cũng lại một lần nữa gửi đơn ly hôn vào năm 1900 mà không đòi hỏi bất cứ trợ cấp nào từ phía người chồng.


Tiến sĩ Ann Dunham Sutoro



Ba năm sống với con tại một căn hộ nhỏ ở Honolulu chỉ với nguồn học bổng của mình, bà Ann quyết định quay trở lại Indonesia để nghiên cứu thực địa cho luận án tiến sĩ của mình.

SkMDmFjyub8fJxK4kort5nM-Ca9ku3sgYTNXDmLuSOqlY_sFkr572cwUTf3f0Hfyeac8ujWQ4ezUpFYx9shboupMv3vdpT7r5IfM9O38CsJr-_CFEm_uXSDrWG4zoACfImG-Q6BqSmA2=s0-d-e1-ft



Chàng thanh niên Barack Obama và ông bà Ngoại


Nhưng Obama khi đó không theo bà, cậu bé 14 tuổi quyết định sẽ ở lại với ông bà vì mệt mỏi với sự thay đổi và cậu cảm thấy thoải mái với cuộc sống ở đây. Đứng trước quyết định của cậu con trai, bà dù rất khó nhưng vẫn tôn trọng ý kiến của con.
EKuTiJ-v2OGRyAeTkjp09SRnMrMm1Wc62wi7L_4Y3yoUQcISxSTBHdJj4RulgT1MB_gSsmYxtOQqA--XQGYYcQ_8CqO5XRFDWZOt4NvepB0EDw7ZKLizAloW9Ni8QJx15rOxZotqD8XT4CI=s0-d-e1-ft




Trở lại Indonesia , bà lại đổi một cái tên nghe hiện đại hơn “Sutoro”. Ở đây, bà được giữ một vai trò quan trọng trong một chương trình thuộc hỗ trợ phụ nữ và người lao động thuộc quỹ Ford Foundation. Không giống với các phụ nữ da trắng khác, bà dành nhiều thời gian để gặp gỡ và lắng nghe những khó khăn của dân làng, đặc biệt là những vấn đề của người phụ nữ.

jwzCoD9rUGroRRoF2c33iT1ZD2alQ8WD9aHcUFP74q4dbC83xZJc9m3_5miYHSNBe-xbu5thoPU2mRWliCtzsQDd84gF6gKMxTGPbJe0M2VaCrdJG3VxwpcSMK454ZzeQqbZsSKVCQGXhzI=s0-d-e1-ft



Thấy nhiều phụ nữ mang những chiếc giỏ nặng nề trên lưng đi bộ đến chợ vào lúc 3h sáng, bà thấy động lòng và thuyết phục Ford Foundation cùng Chính phủ Indonesia hỗ trợ xe đẩy cho đối tượng này. Và ngôi nhà của bà trở thành nơi tụ tập của những nhân vật có nhiều ảnh hưởng trong xã hội: chính khách, nhà làm phim, nhạc sĩ, hoạt động công đoàn. Và bà trở thành mối duyên đưa những người họ gần gũi, lắng nghe nhau hơn.
Bà đã đóng góp cho người dân Indonesia một chương trình tín dụng vi mô mà bà mất hơn 4 năm gây dựng. Trong suốt quãng thời gian ở Indonesia , bà không ngừng chung sức giúp đỡ cải thiện cuộc sống của người nghèo. Bà còn không ngần ngại sang tận Pakistan để tham gia hỗ trợ dự án tín dụng cho đất nước Nam Á nghèo này.

B__hcByKbS-UjFHuVV5GPxFAo0NuotPws7jpfEXsoNwBMi0m30MOey9mu2xwDo44HiqBOncPIkED92aRHdzZPmo11EU_ED_4VRH7DxCTuDxoW3YZOF6TbyI7lsE2xhgObZlr7xlDV0K2Pos=s0-d-e1-ft




Sau gần hai thập kỷ theo đuổi, nghiên cứu, đến năm 1992 bà đã hoàn thành luận văn tiến sĩ về những người nghèo ở Indonesia . Trong phần chú thích, bà đặc biệt gửi lời cảm ơn hai người con Barack và Maya vì chẳng bao giờ phàn nàn khi mẹ thường xuyên lặn lội tới những nơi nghèo khó và hẻo lánh.
Mùa thu năm 1994, bà quay trở lại Hawaii, và nữ tiến sĩ nhân chủng học, người mẹ đặc biệt của tổng thống Mỹ đã qua đời vào tháng 10 năm 1995 ở tuổi 52 vì chứng ung thu buồng trứng và cổ từ cung.
Việc ra đi của bà là một điều hối tiếc lớn với Tổng thống Obama khi ông không được ở gần bà lúc lâm chung. Tuy nhiên, tinh thần và phong thái của bà, Tổng Thống Obama vẫn giữ lại bên mình, bài học mà bà dạy, hy vọng sẽ được vị tổng thống nước Mỹ áp dụng.

wmJS8Gfhlz0fdmuAgKkrEVRR0rmgYf7qgDSfrtdCHmt6xGUv2TfCfI51hkDs9LavAXad4u3VtyD6QDR_FD_kd3xfUGEmFRExJqLQ5upZOwpUtK1O-uIZEj93zjGpx35R1rJwftEABmHnkx8=s0-d-e1-ft

news.zing.vn
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên