terabyte
Banned

Đứng ở góc độ phim ảnh, Đại Náo Học Đường là một mớ bấy nhầy với sự kết hợp của các danh hài gạo cội và kịch bản thuộc hàng... ông nội. Tuy nhiên nhờ quá bựa nên nó trở trành một bộ phim giải trí cực tốt, với điều kiện là... um... bạn nên về sớm khoảng 15 phút.
Chẳng hiểu có phải cái tên Đại Náo Học Đường hay không mà kịch bản của phim có vẻ như do học sinh cấp 2 viết. Ngặt nỗi cũng chẳng biết có phải học sinh giỏi đã tuyệt chủng hay không mà "vinh dự" này được trao cho học sinh chẳng những dở văn mà còn thần tượng... "cô giáo Thảo".
[float=right]
![]() |
"Bộ phim do đạo diễn Lê Bảo Trung dàn dựng, Hoài Linh hóa thân thành một cậu học sinh cấp 3 trẻ trung, tinh nghịch, sành điệu nhưng cũng vô cùng tốt bụng. Đặc biệt, những người bạn cùng trang lứa với Hoài Linh trong phim đa phần là các gương mặt trẻ hơn anh đến… vài chục tuổi." - trích dẫn đoạn giới thiệu của bộ phim này từ các rạp chiếu phim ở Việt Nam.
Khởi chiếu từ ngày 15/11, đến nay Đại Náo Học Đường thống trị tại các rạp phim gần 2 tuần. Và nếu bạn là một trong số những người đã xem qua phim này, chắc hẳn sẽ thấy có một sự "lừa tình rất nhẹ" trong phần giới thiệu trên. Cái này nếu là tập làm văn, thường thì nộp bài cô giáo sẽ tặng cho điểm 0 và lời phê là "lạc đề". Quá nhọ cho đội buôn chai lọ. Còn đối với một bộ phim hài như Đại Náo Học Đường, đây là sự khởi đầu rất có mùi của sự... um... dở hơi.
Lai, Sang, Sửu đều là những tay giang hồ đến trung tâm giáo dục thường xuyên để "học cho biết cái chữ". Ngặt nỗi nếu Lai và Sang muốn trở thành người tốt và rất ư là lành tính thì Sửu lại cực kỳ hung hăn, chuyên ăn hiếp bạn bè. Và rồi những xung đột xảy ra đem đến biết bao tình huống bi hài đến cho khán giả cùng Đại Náo Học Đường - Giới thiệu vầy thì chắc không cao nhưng ít nhất cũng có điểm.
Ngặt nỗi giới thiệu như vậy thì thể nào nếu tập làm văn, cô giáo sẽ phê ngay vào là "chưa đủ ý". Bởi lẽ kịch bản của Đại Náo Học Đường là một mớ tạp nham với tùm lum các tuyến nhân vật mà chẳng có cái nào thực sự nổi bật, kết hợp với nhau cũng chả theo một cái logic nào hết sất. Học trò mê cô giáo, nữ sinh bị ăn hiếp, giang hồ hoàn lương,... nói chung là giống như làm văn mà không có dàn ý, nghĩ ra cái nào nhét ngay vào cái đó. Cá tính nhân vật thì ôi thôi, loạn cả lên. Cô giáo từ cực ngầu tự nên dùng 1 phát mềm yếu, nữ sinh hiền lành hay bị ăn hiếp đùng phát cứ như hot girl gài bẫy đại gia,... bá đạo đến vậy là cùng.
Đó là chưa kể tự dưng đang hài hước khúc cuối bỏ bom đúng theo phong cách phim Hàn cách đây chục năm (và thế là bi kịch xảy ra, anh đã bị ung thư). Đã vậy nhịp phim bỗng trở nên trầm lắng hơn bao giờ hết, những cảnh xúc động ngập tràn nước mắt liên tục xuất hiện làm người xem rất ư là ức chế. Những tình tiết hài ở gần cuối thì nhạt nhẽo, chả gây tí ấn tượng nào cả. Thực tình mà nói, 15 phút cuối là đoạn thất vọng nhất của Đại Náo Học Đường, hài chẳng ra hài mà tình cảm cũng chẳng ra tình cảm.
Tuy nhiên, Đại Náo Học Đường vẫn sẽ khiến bạn cười nghiêng ngả từ đầu đến gần cuối phim
[float=left]
![]() |
Hoài Linh, Chí Tài, Hoàng Sơn, Hiếu Hiền thì xem như đội hình trong mơ của diễn viên hài luôn mất rồi. Mấy cảnh hài hước thì diễn chuẩn không cần chỉnh, kết hợp với độ bựa cũng đạt mức thượng thừa của kịch bản, mọi người đảm bảo sẽ cười nghiêng ngả. Hiền Mai không hẳn là có khiếu đóng phim hài như bộ tứ trên nhưng vai "cô giáo Thảo" thì nói chung là đã tái hiện lại "huyền thoại một thời" trong giới học sinh. Khỏi cần diễn, nhắc tên một phát là cả rạp cười thôi rồi luôn.
Bên cạnh đó, điểm cộng của Đại Náo Học Đường chính là các cảnh quay rất đẹp, đặc biệt là các phân đoạn ngoài trời. Từ sự yên bình của con đường mòn cỏ mọc xanh mướt cho đến màn rượt đuổi bằng ca-nô trên sông, tất cả đều rất ấn tượng (dù công bằng mà nói thì hiệu ứng hơi ảo). Nhất là khúc Quỳnh Anh kể về giấc mơ của mình, góc máy cực đẹp kết hợp với hiệu ứng ánh sáng chẳng thua kém gì các đoạn quảng cáo trên TV. Các cảnh trong nhà thì đáng tiếc là không đạt đến đẳng cấp như ngoài trời nhưng nói chung cũng chấp nhận được. Từ đầu đến cuối, màu sắc tươi tắn rất hợp với một bộ phim hài về đề tài học đường.
Nói chung, Đại Náo Học Đường cũng như bao phim hài khác của Việt Nam từ trước đến nay, hoàn thành tốt "sứ mệnh" gây cười cho khán giả nhưng thất bại ở tất cả các phần còn lại (trừ phong cách quay cũng thuộc hàng khá).
Liệu nó có đáng xem hay không thì phải tùy vào bạn chấp nhận hi sinh những thứ khác để đổi lấy nụ cười hay không.
Và khi đi ra khỏi rạp, có một điều khiến mình luôn tự hỏi: Phải chăng phim này được tài trợ bởi... Nokia?
Chỉnh sửa lần cuối: