terabyte
Banned
Cuối cùng bí mật đã được sáng tỏ, gã khổng lồ phần mềm Microsoft đã âm thầm tiếp tay cho chính phủ Mỹ theo dõi khách hàng của mình.
Cách đây không lâu, NSA (cục an ninh quốc phòng Mỹ) bị phát hiện đã lén theo dõi tất cả những người sử dụng dịch vụ của các ông lớn trong ngành công nghệ như Apple, Facebook, Google,... Tuy nhiên, phần lớn các hãng liên quan đều lên tiếng phản đối, thậm chí Google còn kéo FBI ra tòa để giữ vững lập trường, bảo vệ khách hàng.
Google phản đối sự theo dõi của chính phủ với người sử dụng
Thế nhưng theo theo tài liệu được tờ Guardian phát hiện ra, Microsoft chẳng những không có động thái bảo vệ các khách hàng của mình mà thậm chí còn tiếp tay, cung cấp dữ liệu cá nhân của họ cho NSA.
Theo đó, gã khổng lồ phần mềm đã hỗ trợ NSA vượt qua chính hệ thống bảo mật của mình và thoải mái lưu lại các cuộc video call trên Skype, dịch vụ IM rất được yêu thích hiện nay. Điều này đã đi ngược lại hoàn toàn với những gì mà Skype hứa hẹn trên trang chủ: “All Skype-to-Skype voice, video, and instant message conversations are encrypted. This protects you from potential eavesdropping by malicious users.” (tạm hiểu là tất cả các cuộc gọi, video, tin nhắn từ Skype đến Skype đều được mã hóa. Điều này bảo vệ bạn khỏi nguy cơ bị theo dõi từ các phần tử nguy hiểm). Mã hóa này thậm chí còn được công bố là mã hóa 256 bit cao cấp. Tuy nhiên nó liệu có nghĩa lý gì khi chính Microsoft là là kẻ đã tiếp tay cho NSA?
Microsoft "hỗ trợ hết mình" để các tổ chức chính phủ theo dõi người sử dụng dịch vụ Skype
Không dừng lại ở đó, Microsoft thậm chí còn cho phép các tổ chức chính phủ vượt qua rào cản mã hóa trên nền tảng email Outlook vốn là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nhân. Chẳng những thế, những người sử dụng dịch vụ lưu trữ trực tuyến Skydrive (mổi thiết bị Windows bán ra đều kèm theo dung lượng vài GB miễn phí) cũng trở thành nạn nhân khi gã khổng lồ phần mềm "cố tình" phối hợp, giúp FBI kiểm soát dữ liệu trên đó một cách dễ dàng hơn.
Trớ trêu thay, sự phản bội lại niềm tin khách hàng này bắt đầu từ giữa năm 2012, khi Microsoft thử nghiệm các tính năng bào mật mới trên nền tảng Outlook. NSA lo sợ rằng họ sẽ không thể kiểm soát được những thông tin cá nhân của những người sử dụng dịch vụ này và đã liên lạc với gã khổng lồ phần mềm. Và may mắn cho NSA (bất hạnh cho những người đã tin tưởng Microsoft), gã khổng lồ phần mềm chẳng những không phản đối mà còn hỗ trợ, đảm bảo tổ chức này sẽ vượt qua tất cả các tính năng bảo mật của Outlook trước khi phiên bản chính thức được công bố.
Bạn đang dùng Skype? Nếu cần lịch sử đối thoại hơn 1 năm trước thì hãy liên hệ với NSA để nhận lại nhé!
Bản thân dịch vụ Skype rất được ưa chuộng trên thế giới hiện nay đã trở thành một phần trong trong dự án PRISM hơn 2 năm qua. Trên thực tế NSA đã khống chế dịch vụ này từ năm 2010 nhưng đến tận 2011 mới hoàn thiện khả năng theo dõi người sử dụng. Chẳng những có thể theo dõi theo thời gian thực mà còn tiếp cận được cả những thông tin trong lịch sử đối thoại và video.
Microsoft trả lời sự kiện đáng xấu hổ này như sau: "Chúng tôi có lập trường rõ ràng và từ đó định hướng của toàn bộ công ty là phản hồi lại yêu cầu của chính phủ về thông tin cá nhân khách hàng để thực thi pháp luật và an ninh quốc gia. Trước hết, chúng tôi rất chú trọng vào việc phục vụ khách hàng và tuân thủ pháp luật, do đó dự liệu của người sử dụng chỉ được cung cấp khi có những yêu cầu về pháp lý".
Bên cạnh đó, gã khổng lồ phần mềm cho biết họ không hồ cung cấp thông tin hàng loạt mà dự liệu được gửi đến NSA theo những yêu cầu đơn lẻ về tài khoản người sử dụng. Cuối cùng, hãng còn mong muốn các vấn đề về cung cấp thông tin cho chính phủ cần phải được công bố một cách minh bạch hơn để mọi người hiểu được tầm quan trọng của vấn để này.
Sự riêng tư của khách hàng sẽ được ưu tiên cung cấp cho chính phủ?
Dù gì đi nữa, điều này cũng không che giấu được thực tế là Microsoft đã phản bội lại niềm tin của khách hàng khi không bảo mật thông tin của họ trước những yêu cầu của NSA (thậm chí Google trước đó đã chỉ ra rằng không phải tất cả các yêu cầu về thông tin mà tổ chức này đưa ra đều liên quan trực tiếp đến an ninh quốc gia và đã đâm đơn kiện khi bị ép buộc phải tuân thủ). Điều buồn cười nhất có lẽ là chỉ mới tháng 4 vừa qua, Microsoft đã mở một chiến dịch quảng cáo lớn mang tên "Your privacy is our priority", có nghĩa là "sự riêng tư của bạn là ưu tiên của chúng tôi". Cơ mà tin sau khi này được công bố, có lẽ nên đổi tên thành sự riêng tư của khách hàng là sẽ được ưu tiên cung cấp cho NSA thì hợp lý hơn.

Cách đây không lâu, NSA (cục an ninh quốc phòng Mỹ) bị phát hiện đã lén theo dõi tất cả những người sử dụng dịch vụ của các ông lớn trong ngành công nghệ như Apple, Facebook, Google,... Tuy nhiên, phần lớn các hãng liên quan đều lên tiếng phản đối, thậm chí Google còn kéo FBI ra tòa để giữ vững lập trường, bảo vệ khách hàng.

Google phản đối sự theo dõi của chính phủ với người sử dụng
Thế nhưng theo theo tài liệu được tờ Guardian phát hiện ra, Microsoft chẳng những không có động thái bảo vệ các khách hàng của mình mà thậm chí còn tiếp tay, cung cấp dữ liệu cá nhân của họ cho NSA.
Theo đó, gã khổng lồ phần mềm đã hỗ trợ NSA vượt qua chính hệ thống bảo mật của mình và thoải mái lưu lại các cuộc video call trên Skype, dịch vụ IM rất được yêu thích hiện nay. Điều này đã đi ngược lại hoàn toàn với những gì mà Skype hứa hẹn trên trang chủ: “All Skype-to-Skype voice, video, and instant message conversations are encrypted. This protects you from potential eavesdropping by malicious users.” (tạm hiểu là tất cả các cuộc gọi, video, tin nhắn từ Skype đến Skype đều được mã hóa. Điều này bảo vệ bạn khỏi nguy cơ bị theo dõi từ các phần tử nguy hiểm). Mã hóa này thậm chí còn được công bố là mã hóa 256 bit cao cấp. Tuy nhiên nó liệu có nghĩa lý gì khi chính Microsoft là là kẻ đã tiếp tay cho NSA?

Microsoft "hỗ trợ hết mình" để các tổ chức chính phủ theo dõi người sử dụng dịch vụ Skype
Không dừng lại ở đó, Microsoft thậm chí còn cho phép các tổ chức chính phủ vượt qua rào cản mã hóa trên nền tảng email Outlook vốn là sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nhân. Chẳng những thế, những người sử dụng dịch vụ lưu trữ trực tuyến Skydrive (mổi thiết bị Windows bán ra đều kèm theo dung lượng vài GB miễn phí) cũng trở thành nạn nhân khi gã khổng lồ phần mềm "cố tình" phối hợp, giúp FBI kiểm soát dữ liệu trên đó một cách dễ dàng hơn.
Trớ trêu thay, sự phản bội lại niềm tin khách hàng này bắt đầu từ giữa năm 2012, khi Microsoft thử nghiệm các tính năng bào mật mới trên nền tảng Outlook. NSA lo sợ rằng họ sẽ không thể kiểm soát được những thông tin cá nhân của những người sử dụng dịch vụ này và đã liên lạc với gã khổng lồ phần mềm. Và may mắn cho NSA (bất hạnh cho những người đã tin tưởng Microsoft), gã khổng lồ phần mềm chẳng những không phản đối mà còn hỗ trợ, đảm bảo tổ chức này sẽ vượt qua tất cả các tính năng bảo mật của Outlook trước khi phiên bản chính thức được công bố.

Bạn đang dùng Skype? Nếu cần lịch sử đối thoại hơn 1 năm trước thì hãy liên hệ với NSA để nhận lại nhé!
Bản thân dịch vụ Skype rất được ưa chuộng trên thế giới hiện nay đã trở thành một phần trong trong dự án PRISM hơn 2 năm qua. Trên thực tế NSA đã khống chế dịch vụ này từ năm 2010 nhưng đến tận 2011 mới hoàn thiện khả năng theo dõi người sử dụng. Chẳng những có thể theo dõi theo thời gian thực mà còn tiếp cận được cả những thông tin trong lịch sử đối thoại và video.
Microsoft trả lời sự kiện đáng xấu hổ này như sau: "Chúng tôi có lập trường rõ ràng và từ đó định hướng của toàn bộ công ty là phản hồi lại yêu cầu của chính phủ về thông tin cá nhân khách hàng để thực thi pháp luật và an ninh quốc gia. Trước hết, chúng tôi rất chú trọng vào việc phục vụ khách hàng và tuân thủ pháp luật, do đó dự liệu của người sử dụng chỉ được cung cấp khi có những yêu cầu về pháp lý".
Bên cạnh đó, gã khổng lồ phần mềm cho biết họ không hồ cung cấp thông tin hàng loạt mà dự liệu được gửi đến NSA theo những yêu cầu đơn lẻ về tài khoản người sử dụng. Cuối cùng, hãng còn mong muốn các vấn đề về cung cấp thông tin cho chính phủ cần phải được công bố một cách minh bạch hơn để mọi người hiểu được tầm quan trọng của vấn để này.

Sự riêng tư của khách hàng sẽ được ưu tiên cung cấp cho chính phủ?
Dù gì đi nữa, điều này cũng không che giấu được thực tế là Microsoft đã phản bội lại niềm tin của khách hàng khi không bảo mật thông tin của họ trước những yêu cầu của NSA (thậm chí Google trước đó đã chỉ ra rằng không phải tất cả các yêu cầu về thông tin mà tổ chức này đưa ra đều liên quan trực tiếp đến an ninh quốc gia và đã đâm đơn kiện khi bị ép buộc phải tuân thủ). Điều buồn cười nhất có lẽ là chỉ mới tháng 4 vừa qua, Microsoft đã mở một chiến dịch quảng cáo lớn mang tên "Your privacy is our priority", có nghĩa là "sự riêng tư của bạn là ưu tiên của chúng tôi". Cơ mà tin sau khi này được công bố, có lẽ nên đổi tên thành sự riêng tư của khách hàng là sẽ được ưu tiên cung cấp cho NSA thì hợp lý hơn.
Chỉnh sửa lần cuối: