Chương Trình "Chào Ngày Mới" Của HD Sài Gòn

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

leesang

Well-Known Member
Ðề: Re: Ðề: Re: Ðề: Re: Ðề: Re: Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Biết thì biết chứ anh lại không dám chỉ em,là vì chổ không quen biết lỡ không hay&tốt thì khó xử,còn chổ của Phát là chổ quen biết bao cho AE mình luôn,có trục trặc gì A.Phát sẽ sửa chửa hoặc thay đổi cho AE mình yên tâm Vinh à. :)

Chỗ anh Phát là hàng 2nd hay mới vậy đại ca
 

maison67

Well-Known Member
Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Vô mùng rồi mà có smartphone chêm cũng đơ thêm!:)):))
 

maison67

Well-Known Member
Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Vô mùng rồi mà có smartphone chêm cũng đơ thêm!:)):))
 

dangtu

Active Member
Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

G9 cả nhà , chúc cả nhà ngon giấc
 

dangtu

Active Member
Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

thôi em cũng thăng đây , nếu mai ai có lên a Phát sớm cho em một vé, còn muộn thì thôi, bye all
 

thinhkappa

Well-Known Member
Chào cả nhà buổi sáng.

8701202334_812673a609_c_zps0119f7e2.jpg
 

longdnl

Well-Known Member
Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Chào buổi sáng! Chúc cả nhà HDSG có 1 ngày cuối tuần thật nhiều sức khỏe và niềm vui.

DavidPhan2-Flickr.jpg
 

longdnl

Well-Known Member
Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Tin mới nhận.

Giấy bạc 100 đô la mới




Đầu tuần lễ trước, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ ra thông báo rằng tờ giấy bạc 100 đô la mới sẽ được chính thức lưu hành từ ngày 8 tháng 10 năm nay. Thời gian lưu hành lúc đầu dự trù vào năm 2010 nhưng do kỹ thuật in ấn gặp trở ngại nên phải hoãn lại cho tới thời điểm này.

Gần 80% tổng số tiền tệ của Hoa Kỳ nằm trong tờ giấy bạc 100 đô la. Tính đến cuối năm vừa qua, trên thế giới có tới 820 triệu tờ giấy bạc 100 đô được lưu hành hoặc cất giữ, biến nó thành giấy bạc phổ biến nhất trong các loại tiền tệ trên thế giới xét theo giá trị. Riêng tờ 50 euro giữ được hai ưu thế phổ biến: cả giá trị lẫn số lượng.

Có điều lạ là một phần lớn những tờ giấy bạc 100 đô la Mỹ hiện nằm ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ. Giấy bạc này rất phổ biến trong giới buôn lậu ma túy và vũ khí, đồng thời cũng được dùng như một loại trữ kim có giá trị nơi những quốc gia có nền kinh tế không ổn định.
Với những kỹ thuật sao chụp và in ấn mới (như máy in phun mực, máy copy hình màu, máy scanner…), giấy bạc Mỹ được làm giả quá nhiều. Từ năm 1996 chính phủ Mỹ đã bắt đầu đặt thêm những chi tiết an toàn (như thêm màu, thêm các họa tiết, thêm bóng hình… trên tờ một số giấy bạc, và đây là sự thay đổi lớn kể từ năm 1928, áp dụng trên các tờ giấy bạc $5, $10, $20, $50, và $100.

Riêng tờ $100, đây là lần thứ 4 được vẽ lại, kết quả của hàng chục năm nghiên cứu và phác họa. Ba lần trước được thực hiện trong thời gian 20 năm vừa qua, tất cả đều là nỗ lực chống kỹ thuật làm bạc giả.

Trên tờ bạc $100 mới vẫn còn hình của Franklin. Ông là một trong hai người không phải là Tổng thống Mỹ mà được in hình trên giấy bạc Hoa Kỳ (ông kia là Alexander Hamilton, có hình in trên tờ bạc $10).

Trên tờ giấy bạc mới có những đặc điểm:

Mặt trước
100-front.jpg


Mặt sau
100-back.jpg


1. Cầm đưa lên sáng, hình Franklin hiện ra mờ mờ nơi khoảng trống phía bên mặt chân dung, thấy được ở cả hai mặt giấy bạc

2. Cầm đưa lên sáng thấy sợi chỉ chạy dọc phía bên trái chân dung. Chỉ có in chữ USA và số 100 thấy được ở cả hai mặt giấy bạc. Sợi chỉ biến thành màu hồng khi soi bằng ánh sáng cực tím

3. Nghiêng tờ giấy bạc sẽ thấy con số 100 ở góc dưới bên phải đổi từ màu đồng sang màu xanh lục

4. Rà ngón tay từ trên xuống dưới vai Franklin ở phía trái giấy bạc, cảm thấy cộm lên. Đây là kỹ thuật in nổi chỉ thực hiện trên tờ $100.

5. Con số 100 lớn màu vàng ở mặt sau giúp cho người mắt kém thấy rõ

6. Kỹ thuật in chữ li ti (microprinting) được áp dụng: Trên cổ áo Franklin có hàng chữ: The United States of America. Khoảng trống chung quanh chân dung có chữ USA 100. Dọc theo chiếc lông màu vàng: ONE HUNDRED USA. Viền quanh giấy bạc có hàng số 100.



Được đăng bởi Bom R TM vào lúc 19:54
 

explorer

Well-Known Member
Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Chào buổi sáng anh em HDSAIGON
 

explorer

Well-Known Member
Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Mặt trước
100-front.jpg


Mặt sau
100-back.jpg


Tờ 100 USD mới đẹp quá A Lị. Có nhiều màu, dễ phân biệt thật giả nữa
 

pterpm

Well-Known Member
Chào buổi sáng ae HDSG

Cùng đi water park nào

8903804016_c1325d7c7c_c.jpg


8903025571_9ea4e1abe6_c.jpg


8903047007_c42af3df81_c.jpg


8903797520_2d4312aef3_c.jpg


Sau đó cùng mình ghé thăm làng dân người Amish và cửa hàng bán đồ cũ (antique shop) của người Amish nhé

8903157991_6e5eb1f95f_c.jpg


8903635842_3bdd0fe2fc_c.jpg


8903213679_ffa4812590_c.jpg


Nơi đây kiếm được 10 đồng thời trước chiến tranh kết thúc , mình chẳng biết mặt mũi $ lúc đó ra sao đến khi lưu lạc tha hương hơn 20 năm mới thấy được lần đầu, mà không phải ở VN mới ngộ

8903754632_52b789f4bc_c.jpg


Cân tay thời đó

8903562516_b8372c89ef_c.jpg


Form cutter (chẳng biết nó cắt cái gì)

8902954207_1cf7988626_b.jpg


Đồ cắt bơ

8903577312_2af55f973a_b.jpg


Đồ nướng

8903579770_e4b659e536_b.jpg


8903587218_fe6405ff67_h.jpg


8903595096_21a86f3029_b.jpg


8902984667_0f4d862f7d_b.jpg


Đủ loại dao găm và kiếm nhé

8903605010_06dedf5ed3_b.jpg


Các loại bình hoa và tượng cổ

8903011679_5417ea021b_b.jpg



Cuộc sống của người Amish

TTO - Khoảng 180.000 người Amish sống tách biệt ở Mỹ và Canada. Nếu du khách tò mò, người dân ở đây cũng sẽ chịu đựng một cách kiên nhẫn bởi lẽ trong cộng đồng của họ, kêu ca phàn nàn về bất cứ điều gì cũng không được chấp nhận.

Họ vẫn mặc quần áo như cụ kỵ họ từ cách đây 300 năm, chối bỏ những thành quả của khoa học công nghệ và làm theo những quy định khá ngặt nghèo...

Alma Hershberger mở vung nồi gang trông khá cổ, khuôn mặt rạng ngời, nói với khách: “Thức ăn đã chuẩn bị xong, mời tất cả ngồi” trong khi hai cô cháu dọn bàn và bày biện thức ăn.

Bàn ăn được dọn trong phòng khách của ngôi nhà khá đơn giản. Tại đây không có điện, không có đường dẫn khí đốt, không có vô tuyến, không có điện thoại và tất nhiên không có mạng Internet - đây là nhà của người Amish.

ImageView.aspx


Alma Hershberger là người Amish và sống gần một làng nhỏ mang tên Berlin tại bang Ohio, Mỹ. Ban ngày người phụ nữ 59 tuổi này làm việc tại một trang trại, nấu ăn cho khách, cũng xuất bản sách nấu ăn và bán thêm mứt hoa quả tự nấu. Buổi tối bà phóng xe ngựa về trang trại của mình, nơi hàng xóm là 23 cô cháu họ.

Có khoảng 180.000 người Amish sống ở Mỹ và Canada, cuộc sống của họ chẳng khác gì thời cha ông họ, những người phần lớn từ Đức và Thụy Sĩ đến Mỹ kiếm sống từ năm 1720. Đến bây giờ họ vẫn từ bỏ và không chấp nhận bất cứ thành quả nào của công nghệ và kỹ thuật tiên tiến. Nhưng điều này khiến họ trở nên hấp dẫn với du khách, trong khi những ngôi làng của họ trở thành tâm điểm du lịch.

ImageView.aspx


Người Amish vẫn dùng sức ngựa để cày bừa. Họ mặc quần áo truyền thống giống nhau và cấm tất cả mode mới và những phụ kiện khác mọi người trong cộng đồng - những gì mang tính nổi trội. Là những người cực kỳ mộ đạo, họ sống theo kinh thánh và không bao giờ hỏi tại sao trong kinh thánh lại như thế, như thế...

Người Amish ở Mỹ được linh mục Jacob Ammann, một người Thụy Sĩ rất có uy tín, đặt tên vào cuối thế kỷ thứ 16 đầu thế kỷ thứ 17. Phần lớn ông cha của người Amish có nguồn gốc từ Đức và Thụy Sĩ.

"Cuộc sống ở đây trôi đi khá chậm chạp và thư giãn, chúng tôi tập nhiều thể thao, ngồi với nhau trên những bãi cỏ và cùng nhau hát trong khi anh trai tôi thổi kèn harmonica“ - Coblentz kể về cuộc sống ngày ấy. Từ khi còn bé, trẻ em đã phải giúp việc đồng áng và buổi tối thì mệt rã rời - đặc biệt là mùa hè - người ta chỉ muốn lăn ra ngủ nên chẳng ai có thì giờ và sức lực để quan tâm đến việc có vô tuyến, đài báo hay phim truyện hay không.
Không chỉ trong vấn đề tôn giáo, người Amish khác với người Mennonite - những người cũng rất mộ đạo nhưng cởi mở hơn. Họ có thể có ôtô riêng trong khi người Amish hầu như chỉ dùng xe ngựa (buggys).

Sự cởi mở của người Mennonite cũng như tình yêu với một phụ nữ Mennonite khiến Paul Coblentz quyết định rời bỏ bố mẹ cũng như cộng đồng của mình khi mới 17 tuổi. Vượt qua được điều này, bởi lẽ khi quyết định làm điều đó ông vẫn chưa được rửa tội, do vậy trong mắt của mọi người trong cộng đồng, ông chưa phải là thành viên chính thức của nhà thờ với tất cả nghĩa vụ và trói buộc của nó.

“Nếu như ngày ấy tôi được rửa tội thì tôi sẽ bị tẩy chay khỏi nơi này và sẽ không bao giờ được gặp lại gia đình cũng như bạn bè người Amish của tôi nữa” - người đàn ông 63 tuổi kể.

Sau khi rời bỏ cộng đồng của mình, anh mua ngay một chiếc ôtô khi. Coblentz kể: "Ngày ấy với tôi là một "kiểu tự do" mới, nó làm tôi thấy sung sướng và mãn nguyện hơn, nhất là bỗng dưng có thể tìm ra được nhiều thứ mới cũng như có thể hiểu kinh thánh theo một cách khác - và điều này với tôi là một kinh nghiệm rất quý giá và hấp dẫn".

Còn Alma Hershberger thì không muốn biết đến những thay đổi lớn lao như thế. Bởi lẽ bà chẳng thiếu thứ gì cả, như bà vẫn thường nhấn mạnh. Chỉ có một điều: "Giá mà có một cái điện thoại riêng thì hay biết bao - và tôi rất muốn một lần được đến Bavaria để xem tổ tiên của chúng tôi sinh ra ở một nơi như thế nào"?

Nhưng một chuyến đi như thế sẽ không bao giờ xảy ra với bà, bởi lẽ người Amish có thể được đi xe buýt và tàu thủy nhưng không thể đi máy bay. Bà cũng không bao giờ kể về chuyện bà bị bệnh bại liệt từ cách đây mấy chục năm và hiện đi lại khá khó khăn do người Amish chối bỏ việc tiêm chủn

ImageView.aspx


Du Lịch
Thứ Ba, 01/12/2009, 02:12

Cuộc sống của người Amish

TTO - Khoảng 180.000 người Amish sống tách biệt ở Mỹ và Canada. Nếu du khách tò mò, người dân ở đây cũng sẽ chịu đựng một cách kiên nhẫn bởi lẽ trong cộng đồng của họ, kêu ca phàn nàn về bất cứ điều gì cũng không được chấp nhận.

Họ vẫn mặc quần áo như cụ kỵ họ từ cách đây 300 năm, chối bỏ những thành quả của khoa học công nghệ và làm theo những quy định khá ngặt nghèo...

Alma Hershberger mở vung nồi gang trông khá cổ, khuôn mặt rạng ngời, nói với khách: “Thức ăn đã chuẩn bị xong, mời tất cả ngồi” trong khi hai cô cháu dọn bàn và bày biện thức ăn.

Bàn ăn được dọn trong phòng khách của ngôi nhà khá đơn giản. Tại đây không có điện, không có đường dẫn khí đốt, không có vô tuyến, không có điện thoại và tất nhiên không có mạng Internet - đây là nhà của người Amish.

Xe ngựa là phương tiện giao thông chính của người Amish

Alma Hershberger là người Amish và sống gần một làng nhỏ mang tên Berlin tại bang Ohio, Mỹ. Ban ngày người phụ nữ 59 tuổi này làm việc tại một trang trại, nấu ăn cho khách, cũng xuất bản sách nấu ăn và bán thêm mứt hoa quả tự nấu. Buổi tối bà phóng xe ngựa về trang trại của mình, nơi hàng xóm là 23 cô cháu họ.

Có khoảng 180.000 người Amish sống ở Mỹ và Canada, cuộc sống của họ chẳng khác gì thời cha ông họ, những người phần lớn từ Đức và Thụy Sĩ đến Mỹ kiếm sống từ năm 1720. Đến bây giờ họ vẫn từ bỏ và không chấp nhận bất cứ thành quả nào của công nghệ và kỹ thuật tiên tiến. Nhưng điều này khiến họ trở nên hấp dẫn với du khách, trong khi những ngôi làng của họ trở thành tâm điểm du lịch.

Người Amish vẫn dùng sức ngựa để làm nông

Người Amish vẫn dùng sức ngựa để cày bừa. Họ mặc quần áo truyền thống giống nhau và cấm tất cả mode mới và những phụ kiện khác mọi người trong cộng đồng - những gì mang tính nổi trội. Là những người cực kỳ mộ đạo, họ sống theo kinh thánh và không bao giờ hỏi tại sao trong kinh thánh lại như thế, như thế...

Người Amish ở Mỹ được linh mục Jacob Ammann, một người Thụy Sĩ rất có uy tín, đặt tên vào cuối thế kỷ thứ 16 đầu thế kỷ thứ 17. Phần lớn ông cha của người Amish có nguồn gốc từ Đức và Thụy Sĩ.

"Cuộc sống ở đây trôi đi khá chậm chạp và thư giãn, chúng tôi tập nhiều thể thao, ngồi với nhau trên những bãi cỏ và cùng nhau hát trong khi anh trai tôi thổi kèn harmonica“ - Coblentz kể về cuộc sống ngày ấy. Từ khi còn bé, trẻ em đã phải giúp việc đồng áng và buổi tối thì mệt rã rời - đặc biệt là mùa hè - người ta chỉ muốn lăn ra ngủ nên chẳng ai có thì giờ và sức lực để quan tâm đến việc có vô tuyến, đài báo hay phim truyện hay không.
Không chỉ trong vấn đề tôn giáo, người Amish khác với người Mennonite - những người cũng rất mộ đạo nhưng cởi mở hơn. Họ có thể có ôtô riêng trong khi người Amish hầu như chỉ dùng xe ngựa (buggys).

Sự cởi mở của người Mennonite cũng như tình yêu với một phụ nữ Mennonite khiến Paul Coblentz quyết định rời bỏ bố mẹ cũng như cộng đồng của mình khi mới 17 tuổi. Vượt qua được điều này, bởi lẽ khi quyết định làm điều đó ông vẫn chưa được rửa tội, do vậy trong mắt của mọi người trong cộng đồng, ông chưa phải là thành viên chính thức của nhà thờ với tất cả nghĩa vụ và trói buộc của nó.

“Nếu như ngày ấy tôi được rửa tội thì tôi sẽ bị tẩy chay khỏi nơi này và sẽ không bao giờ được gặp lại gia đình cũng như bạn bè người Amish của tôi nữa” - người đàn ông 63 tuổi kể.

Sau khi rời bỏ cộng đồng của mình, anh mua ngay một chiếc ôtô khi. Coblentz kể: "Ngày ấy với tôi là một "kiểu tự do" mới, nó làm tôi thấy sung sướng và mãn nguyện hơn, nhất là bỗng dưng có thể tìm ra được nhiều thứ mới cũng như có thể hiểu kinh thánh theo một cách khác - và điều này với tôi là một kinh nghiệm rất quý giá và hấp dẫn".

Còn Alma Hershberger thì không muốn biết đến những thay đổi lớn lao như thế. Bởi lẽ bà chẳng thiếu thứ gì cả, như bà vẫn thường nhấn mạnh. Chỉ có một điều: "Giá mà có một cái điện thoại riêng thì hay biết bao - và tôi rất muốn một lần được đến Bavaria để xem tổ tiên của chúng tôi sinh ra ở một nơi như thế nào"?

Nhưng một chuyến đi như thế sẽ không bao giờ xảy ra với bà, bởi lẽ người Amish có thể được đi xe buýt và tàu thủy nhưng không thể đi máy bay. Bà cũng không bao giờ kể về chuyện bà bị bệnh bại liệt từ cách đây mấy chục năm và hiện đi lại khá khó khăn do người Amish chối bỏ việc tiêm chủng.

Người Amish bị cấm mua và dùng ôtô

Với người Amish, chuyện kêu ca là không thể chấp nhận được. Do đó 36.000 người Amish sống ở Ohio không bao giờ phàn nàn về những du khách kém lịch sự. Phần lớn du khách đi xe buýt đến đây để chiêm ngưỡng cuộc sống "không thể tưởng tượng" được của người Amish. Nhiều du khách đã chụp ảnh người dân và còn cười cợt về quần áo và mũ trùm đầu của họ.

"Thi thoảng họ đối xử với người dân ở đây như là đối xử với động vật trong vườn thú, nhưng người Amish đã quen với chuyện này - và họ cũng được hưởng lợi nhuận từ du khách“ - chị JoAnn Hershberger, một người Amish cũ, nói. Chị có một trang trại tại đây, nơi bà Alma đang làm việc.

ImageView.aspx


Người Amish chối bỏ những thành quả của công nghệ và kỹ thuật. Không có nhà nào được nối với mạng điện mà họ dùng đèn đốt khí để thắp sáng

Một thiếu nữ trong nhóm "Old Order Amish", một nhóm cực bảo thủ, làm việc cho JoAnn và mặc váy dài tay trùm đến tận gót chân ngay cả vào những ngày hè nóng nực nhất. Những cô gái này không ghen tị hay nghĩ rằng: "Giá tôi cũng được mặc một chiếc áo T-shirt" mà thay vào đó là: "Nếu bạn biết những gì tôi biết thì bạn cũng muốn trở thành người Amish" - JoAnn kể.

Là người Amish, theo họ đồng nghĩa với việc chắc chắn sẽ được lên thiên đường sau khi chết bởi họ đã sống tốt và rất mộ đạo. Không ai bị ép buộc phải gia nhập cộng đồng hay phải ở lại cho tới khi chết, JoAnn nhấn mạnh. Mặc dù được quyền chọn nhưng số người rời bỏ cộng đồng này rất rất ít. Điều này có được bởi lẽ người Amish sống biệt lập với thế giới bên ngoài và họ hoàn toàn hài lòng với cuộc sống của mình.

Và biết đâu, như thế vẫn còn hơn..

ImageView.aspx


Đàn ông Amish đội mũ nan khi đi làm và trong ngày thường, còn chủ nhật thì đội mũ dạ đen

ImageView.aspx

Đàn ông trưởng thành thì để ria mép hay để râu rậm

ImageView.aspx

Quần áo của người Amish rất đơn giản, nhưng chất lượng tốt. Họ không được dùng khuy áo mà dùng kim băng

ImageView.aspx

Phụ nữ đội những chiếc mũ nhỏ bằng vải thêu tinh tế

ImageView.aspx

Họ sống biệt lập với thế giới bên ngoài nhưng trong cộng đồng của họ thì gia đình và cộng đồng có giá trị rất cao
Nguồn
 

pterpm

Well-Known Member
Re: Ðề: Chương trình "Chào ngày mới" của HD Sài Gòn

Tin mới nhận.

Giấy bạc 100 đô la mới




Đầu tuần lễ trước, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ ra thông báo rằng tờ giấy bạc 100 đô la mới sẽ được chính thức lưu hành từ ngày 8 tháng 10 năm nay. Thời gian lưu hành lúc đầu dự trù vào năm 2010 nhưng do kỹ thuật in ấn gặp trở ngại nên phải hoãn lại cho tới thời điểm này.

Gần 80% tổng số tiền tệ của Hoa Kỳ nằm trong tờ giấy bạc 100 đô la. Tính đến cuối năm vừa qua, trên thế giới có tới 820 triệu tờ giấy bạc 100 đô được lưu hành hoặc cất giữ, biến nó thành giấy bạc phổ biến nhất trong các loại tiền tệ trên thế giới xét theo giá trị. Riêng tờ 50 euro giữ được hai ưu thế phổ biến: cả giá trị lẫn số lượng.

Có điều lạ là một phần lớn những tờ giấy bạc 100 đô la Mỹ hiện nằm ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ. Giấy bạc này rất phổ biến trong giới buôn lậu ma túy và vũ khí, đồng thời cũng được dùng như một loại trữ kim có giá trị nơi những quốc gia có nền kinh tế không ổn định.
Với những kỹ thuật sao chụp và in ấn mới (như máy in phun mực, máy copy hình màu, máy scanner…), giấy bạc Mỹ được làm giả quá nhiều. Từ năm 1996 chính phủ Mỹ đã bắt đầu đặt thêm những chi tiết an toàn (như thêm màu, thêm các họa tiết, thêm bóng hình… trên tờ một số giấy bạc, và đây là sự thay đổi lớn kể từ năm 1928, áp dụng trên các tờ giấy bạc $5, $10, $20, $50, và $100.

Riêng tờ $100, đây là lần thứ 4 được vẽ lại, kết quả của hàng chục năm nghiên cứu và phác họa. Ba lần trước được thực hiện trong thời gian 20 năm vừa qua, tất cả đều là nỗ lực chống kỹ thuật làm bạc giả.

Trên tờ bạc $100 mới vẫn còn hình của Franklin. Ông là một trong hai người không phải là Tổng thống Mỹ mà được in hình trên giấy bạc Hoa Kỳ (ông kia là Alexander Hamilton, có hình in trên tờ bạc $10).

Trên tờ giấy bạc mới có những đặc điểm:

Mặt trước
100-front.jpg


Mặt sau
100-back.jpg


1. Cầm đưa lên sáng, hình Franklin hiện ra mờ mờ nơi khoảng trống phía bên mặt chân dung, thấy được ở cả hai mặt giấy bạc

2. Cầm đưa lên sáng thấy sợi chỉ chạy dọc phía bên trái chân dung. Chỉ có in chữ USA và số 100 thấy được ở cả hai mặt giấy bạc. Sợi chỉ biến thành màu hồng khi soi bằng ánh sáng cực tím

3. Nghiêng tờ giấy bạc sẽ thấy con số 100 ở góc dưới bên phải đổi từ màu đồng sang màu xanh lục

4. Rà ngón tay từ trên xuống dưới vai Franklin ở phía trái giấy bạc, cảm thấy cộm lên. Đây là kỹ thuật in nổi chỉ thực hiện trên tờ $100.

5. Con số 100 lớn màu vàng ở mặt sau giúp cho người mắt kém thấy rõ

6. Kỹ thuật in chữ li ti (microprinting) được áp dụng: Trên cổ áo Franklin có hàng chữ: The United States of America. Khoảng trống chung quanh chân dung có chữ USA 100. Dọc theo chiếc lông màu vàng: ONE HUNDRED USA. Viền quanh giấy bạc có hàng số 100.



Được đăng bởi Bom R TM vào lúc 19:54

Sao mình chưa thấy vậy hả bác
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên