Bạn có biết mỗi chiếc iPad mang lại cho Apple bao nhiêu tiền?

terabyte

Banned
538879-albums27910-picture65974.jpg

Cuộc chiến tốn nhiều giấy mực giữa Apple và Samsung hóa ra cũng có một cái hay. Trong hồ sơ của tòa án, chúng ta đã biết chính xác số tiền hãng công nghệ Mỹ lời được với mỗi iPad và iPhone được tiêu thụ trên thị trường, điều mà ngay cả một công ty bình thường cũng giữ kín.

Theo những hồ sơ có được, từ tháng 10/2010 đến tháng 3/2012 23 tới 32% số tiền bạn trả cho một chiếc iPad chảy thẳng vào túi Apple. Tuy nhiên, con số đó chẳng thấm vào đâu so với iPhone. Trong cùng một khoảng thời gian, hãng công nghệ Mỹ lời được từ 49 tới 58% giá bán của chiếc điện thoại đình đám này.

538879-albums27910-picture65973.jpg

Con số của iPhone dù rất ấn tượng nhưng không có gì bất ngờ. Các chuyên gia nghiên cứu thị trường đã dự đoán Apple bỏ túi phân nửa giá trị của thiết bị này và kết quả thực tế cũng không xa nhau là mấy. Điều đáng nói ở đây chính là iPad, với cái mức lời ấn tượng của mình, Apple đang bước trên những nhà sản xuất máy tính bảng và PC khác, nơi mà muốn có tỉ lệ lợi nhuận là 2 con số cũng là một điều khó khăn. Điển hình là HP, nhà sản xuất máy tính lớn nhất hiện nay, đã từng nghĩ tới việc bán bộ phận PC, mặc dù họ gác lại kế hoạch này ngay sau đó.

Tất cả đều dựa trên hồ sơ được tòa án công bố trong vụ kiện của Apple đòi Samsung bồi thường thiệt hại 2,53 tỉ USD.

Theo tomshardware
 

HD Star

New Member
Ðề: Bạn có biết mỗi chiếc iPad mang lại cho Apple bao nhiêu tiền?

Và nếu Apple thắng trong vụ kiện này, họ sẽ còn bỏ túi nhiều hơn nữa vì đã loại được đối thủ trực tiếp lớn nhất là SS
 

c0mmand0

Member
Re: Ðề: Bạn có biết mỗi chiếc iPad mang lại cho Apple bao nhiêu tiền?

Và nếu Apple thắng trong vụ kiện này, họ sẽ còn bỏ túi nhiều hơn nữa vì đã loại được đối thủ trực tiếp lớn nhất là SS
Chỉ làm chậm chân chứ ko thể loại đc đâu.
Dù j thì SS đã cố tìm hướng đi mới & với S3, họ đã phần nào làm đc điều đó.
 

vucovu

New Member
Ðề: Bạn có biết mỗi chiếc iPad mang lại cho Apple bao nhiêu tiền?

Hàng càng cao cấp càng mang về nhiều lợi nhuận cho nhà sản xuất.
Mà VN ta không biết có sản phảm nào mang tiếng là cao cấp không ta?
 

louiss

New Member
có thể nói hiện nay ss là đối thủ cạnh tranh hàng đầu của apple, nếu apple thắng trong vụ kiện lần này sẽ hưởng lợi ko ích đâu nhé
 

Sweet-Heart

Active Member
Ðề: Bạn có biết mỗi chiếc iPad mang lại cho Apple bao nhiêu tiền?

32% cho iPad và 58% cho iPhone.
Kinh! Nhưng cũng đúng thôi, nhìn jack cắm của app là đã thấy sự tinh tế, sắc xảo và chăm chút trong thiết kế.
 

VThanhgtvt

Well-Known Member
Ðề: Bạn có biết mỗi chiếc iPad mang lại cho Apple bao nhiêu tiền?

Không thể phủ nhận điều này. Thử hỏi các bác xài IP có thấy oai hơn hẳn so với các thằng khác không nào? Cái gì cũng có giá mà, bản thân mỗi người mua hẳn cũng phần nào mường tượng ra vấn đề này, nhưng chưa có con số cụ thể như bác terabyte nói thui....
 

phi2500

Member
Ðề: Bạn có biết mỗi chiếc iPad mang lại cho Apple bao nhiêu tiền?

Nói đơn giản thôi, cầm trên tay chiếc Iphone nghe điện thoại thì từ già đến trẻ đền phải ngắm nhìn nói thằng này xài Iphone, giàu quá. trong khi đó cầm con S3 lên nghe điện thoại bố ai biết mình đang xài đt gì. cùng lắm là thấy chữ samsung
 

quanbhvn

Active Member
Ðề: Bạn có biết mỗi chiếc iPad mang lại cho Apple bao nhiêu tiền?

App bán thương hiệu là chính mà, lời thế là quá nhiều. hajz

Bác nói đúng. IPhone do foxcon sản xuất toàn bộ. Apple chỉ bán mà lãi khủng.

32% cho iPad và 58% cho iPhone.
Kinh! Nhưng cũng đúng thôi, nhìn jack cắm của app là đã thấy sự tinh tế, sắc xảo và chăm chút trong thiết kế.

Sắc sảo và chăm chút? có thể, nhưng do thằng khác gia công. Apple nó chỉ ngồi không.

Không thể phủ nhận điều này. Thử hỏi các bác xài IP có thấy oai hơn hẳn so với các thằng khác không nào? Cái gì cũng có giá mà, bản thân mỗi người mua hẳn cũng phần nào mường tượng ra vấn đề này, nhưng chưa có con số cụ thể như bác terabyte nói thui....

Quan điểm này tùy mỗi người. Tớ chả thấy oai tí nào. Tớ chỉ thích hiệu quả sử dụng.

Nói đơn giản thôi, cầm trên tay chiếc Iphone nghe điện thoại thì từ già đến trẻ đền phải ngắm nhìn nói thằng này xài Iphone, giàu quá. trong khi đó cầm con S3 lên nghe điện thoại bố ai biết mình đang xài đt gì. cùng lắm là thấy chữ samsung

Từ già đến trẻ ư? Bạn nói hơi quá. Các doanh nhân ít khi xài Iphone, và trong mắt họ người cầm Iphone cũng bình thường như người cầm Nokia 1200.
 

hotshot

Active Member
Ðề: Bạn có biết mỗi chiếc iPad mang lại cho Apple bao nhiêu tiền?

Bác nói đúng. IPhone do foxcon sản xuất toàn bộ. Apple chỉ bán mà lãi khủng.

Sắc sảo và chăm chút? có thể, nhưng do thằng khác gia công. Apple nó chỉ ngồi không.

Apple nó thiết kế mà bác, đó mới là yếu tố quyết định thành công của Apple. Thời bây giờ mà bác vẫn có lối suy nghĩ lao động là cứ phải làm việc bằng chân tay à? Lao động trí óc mới là đỉnh cao chứ bác. [-X
 

t_cui_mia

New Member
Ðề: Bạn có biết mỗi chiếc iPad mang lại cho Apple bao nhiêu tiền?

Nói đơn giản thôi, cầm trên tay chiếc Iphone nghe điện thoại thì từ già đến trẻ đền phải ngắm nhìn nói thằng này xài Iphone, giàu quá. trong khi đó cầm con S3 lên nghe điện thoại bố ai biết mình đang xài đt gì. cùng lắm là thấy chữ samsung

thì do trình độ thấp wá nên chỉ biết vậy, tội nghiệp 2012 mà còn ngu wá :(
 

anhtuanngoc

Well-Known Member
Ðề: Bạn có biết mỗi chiếc iPad mang lại cho Apple bao nhiêu tiền?

thì do trình độ thấp wá nên chỉ biết vậy, tội nghiệp 2012 mà còn ngu wá :(
Chính vì suy nghĩ kiểu ấy nên nhiều người mới mua HKphone cũng chỉ bởi nó giống iPhone quá
 
Ðề: Bạn có biết mỗi chiếc iPad mang lại cho Apple bao nhiêu tiền?

Apple nó thiết kế mà bác, đó mới là yếu tố quyết định thành công của Apple. Thời bây giờ mà bác vẫn có lối suy nghĩ lao động là cứ phải làm việc bằng chân tay à? Lao động trí óc mới là đỉnh cao chứ bác. [-X

Bác này nói cực kỳ chuẩn.
Trong lĩnh vực sản phẩm công nghệ cao nói riêng và nền kinh tế tri thức nói chung, có tồn tại cái gọi là " hàm lượng chất xám" trong thành phẩm.
Foxcon chỉ giữ vai trò là người gia công - lắp ráp hardware mà thôi.
Hàm lượng chất xám trong Iphone và Ipad = Giá trị tri thức công nghệ + Giá trị thời trang cao cấp.
 

tuyetmuavienxu

Active Member
Ðề: Bạn có biết mỗi chiếc iPad mang lại cho Apple bao nhiêu tiền?

Bác nói đúng. IPhone do foxcon sản xuất toàn bộ. Apple chỉ bán mà lãi khủng.


Sắc sảo và chăm chút? có thể, nhưng do thằng khác gia công. Apple nó chỉ ngồi không.

Bác nói thế thì em cũng bó tay. Không biết bác có theo dõi tin tức công nghệ không nữa mà phang mí câu thiếu suy nghĩ. Nếu vậy sao thằng Foxcon không bán phức luôn đi, cần gì giao lại cho Apple. Bác chỉ cho em biết công ti nào lao động vất vả như bác nói với.

Còn vấn đề mức lãi của Apple em thấy bình thường. Mặc định các mặc hàng cao cấp từ quần áo, giầy dép, tủ ghế... đắt tiền là do thương hiệu của nó. Nếu tính ra giá thành phẩm thì chẳng bao nhiêu cả. Các bác cứ nghĩ thử, có những bộ quần áo, giày dép cả chục triệu đó thoai.
 

zenithx

Member
Ðề: Bạn có biết mỗi chiếc iPad mang lại cho Apple bao nhiêu tiền?

wa các lời tranh luận cũng đủ thấy tÂM lý GATO vẫn còn dai dẳng trong mỗi con người VN ta.
Các bạn cứ CHÊ/KHEN/TRUNG DUNG theo góc nhìn của mỗi cá nhân & tự bào chữa cho wan điểm riêng...nhưng cứ nhìn vào thành wả của Thằng APPLE thì rõ!
Sản fẩm tinh tế, được chăm chút từng chi tiết nhỏ+ triết lý kinh doanh RIÊNG= giá trị thương hiệu (thể hiện wa mức tăng trưởng)
kiểu suy nghĩ khinh khỉnh "cũng thường thôi" khi nhìn thấy ai đó xài IP chẳng wa là:
-người đó dư giả $, dân chơi công nghệ (hay thay đổi điện thoại...) và đã xài wa IP;
-người đó wá nghèo,dù rất ham muốn sở hữu IP nhưng không muốn mọi người xung wanh biết suy nghĩ của mình nên giả vờ...
-& 1 số rất ít dân VỌC "am tường công nghệ" & có điều kiện sắm sửa, làm tester...nên RÀNH RẼ hết ưu/nhược điểm của các sản fẩm & mang nặng tâm lý "ĐÂY CHƯA FẢI LÀ SẢN FẨM HOÀN HẢO"
Còn thực tế, không thể fủ nhận sức hút của từng sản fẩm của APPLE, và hầu như ai cũng muốn "có nó" khi "có thể"!
 

quanbhvn

Active Member
Ðề: Bạn có biết mỗi chiếc iPad mang lại cho Apple bao nhiêu tiền?

Apple nó thiết kế mà bác, đó mới là yếu tố quyết định thành công của Apple. Thời bây giờ mà bác vẫn có lối suy nghĩ lao động là cứ phải làm việc bằng chân tay à? Lao động trí óc mới là đỉnh cao chứ bác. [-X

Bác này nói cực kỳ chuẩn.
Trong lĩnh vực sản phẩm công nghệ cao nói riêng và nền kinh tế tri thức nói chung, có tồn tại cái gọi là " hàm lượng chất xám" trong thành phẩm.
Foxcon chỉ giữ vai trò là người gia công - lắp ráp hardware mà thôi.
Hàm lượng chất xám trong Iphone và Ipad = Giá trị tri thức công nghệ + Giá trị thời trang cao cấp.

Bác nói thế thì em cũng bó tay. Không biết bác có theo dõi tin tức công nghệ không nữa mà phang mí câu thiếu suy nghĩ. Nếu vậy sao thằng Foxcon không bán phức luôn đi, cần gì giao lại cho Apple. Bác chỉ cho em biết công ti nào lao động vất vả như bác nói với.

Còn vấn đề mức lãi của Apple em thấy bình thường. Mặc định các mặc hàng cao cấp từ quần áo, giầy dép, tủ ghế... đắt tiền là do thương hiệu của nó. Nếu tính ra giá thành phẩm thì chẳng bao nhiêu cả. Các bác cứ nghĩ thử, có những bộ quần áo, giày dép cả chục triệu đó thoai.

Mời các bác hãy đọc câu chuyện dưới đây để thấy nên mua cái gì:

Câu chuyện về "Thiết kế Mỹ, gia công tại Trung Quốc"
Nhiều thương hiệu lớn như Dell, HP... dùng các sản phẩm do các ODM (hãng thiết kế gốc) thiết kế và chế tạo, thậm chí như Dell chỉ có mỗi việc lấy chiếc laptop được ODM thiết kế, sản xuất và đóng gõi sãn, đưa sang Mỹ và đưa ra thị trường.

Và câu hỏi đặt ra ở đây là, vì sao Dell, HP lại chịu "phó mặc" hoàn toàn số phận sản phẩm của mình trong tay các ODM như vậy? Để trả lời câu hỏi này sẽ cần những lời giải thích rất dài dòng và khô khan, vì thế thay vào đó bạn nên đọc 3 câu chuyện sau đây. Mong rằng chúng có thể giúp bạn đọc hiểu ra phần nào sự thực đằng sau quan hệ của các hãng sản xuất thiết bị mà chúng ta đã từng rất quen thuộc.

Câu chuyện thứ 1: Apple

Có thể nhìn Apple hiện nay, không ai tưởng tượng ra được rằng đã có thời Táo Khuyết "khốn đốn" tới mức gần như phá sản. Sau khi sa thải Steve Jobs năm 1985, Apple lâm vào 1 thời kỳ xuống dốc không phanh do sự lãnh đạo quản lý yếu kém của ban điều hành. Trong suốt hơn 10 năm trời, Apple không cho ra đời được 1 sản phẩm đáng chú ý nào, những "bom tấn" của Apple như máy chụp ảnh, PDA Newton... đều trở thành "bom xịt" và là những thảm họa kinh doanh của Apple. Liên tục những sản phẩm thất bại, hàng núi thiết bị tồn kho, không 1 nhà bán lẻ nào dám "ôm" hàng của Apple trong suốt nhiều năm trời dần bào mòn Táo Khuyết cả về vốn lẫn nhân lực. Apple của những năm giữa thập niên 90 là 1 công ty đang ngoắc ngoải chờ chết.

1_6.jpg

Apple từng sản xuất cả máy ảnh nhưng rồi cũng thất bại thảm hại

Và rồi, Steve Jobs trở về, kéo theo đó là hàng loạt nhân sự mới được trọng dụng như Jonny Ive, thiết kế sư trưởng của Apple, Tim Cook, giám đốc tài chính.... Khi Tim Cook nhận nhiệm vụ tại Apple, công việc đầu tiên mà ông này nhận được là tìm cách "thu vén" lại các nguồn vốn và nhân lực của 1 công ty đang tan rã. Việc đầu tiên mà Tim Cook làm ở Apple là đóng cửa các nhà máy sản xuất của Apple. Ở thời điểm 1997, Apple hầu như tự sản xuất phần lớn các thiết bị, linh kiện sử dụng trong sản phẩm của mình. Từ những bo mạch điện tử, bóng hình CRT cho tới cả các thiết bị nhỏ nhặt hơn như băng cassete, đĩa từ... Và việc lắp ráp các linh kiện để trở thành sản phẩm cuối cùng hoàn toàn do Apple đảm nhiệm. Kết quả của kiểu sản xuất này là hàng trăm nhà máy của Apple rải rác trên khắp thế giới, đi kèm với nó là hàng chục ngàn nhân công chờ được trả lương, hàng trăm triệu USD mỗi năm tiền vận hành, duy trì và bảo dưỡng các dây chuyền sản xuất và còn hàng trăm ngàn thứ chi phí không tên khác dồn lên đôi vai vốn đã quá yếu ớt của Táo Khuyết.

Tim Cook quyết định vứt bỏ hoàn toàn khâu sản xuất này của Apple, đóng cửa các nhà máy và quay ra thuê các nhà thầu gia công linh kiện cho Apple theo thiết kế của Apple đặt hàng. Foxconn, Pegatron... trở thành những nghệ nhân thực sự đằng sau iPhone, iPad, Macbook... Khi thuê 1 nhà thầu gia công, Apple "trốn" được các chi phí về dây chuyền thiết bị, nhà xưởng và tận dụng được nguồn nhân công rẻ "như cho" của các nhà thầu châu Á. Kết quả, như chúng ta đều đã biết, Apple trở về từ cõi chết, chỉ sau hơn 10 năm ngắn ngủi đã từ bờ vực phá sản đi lên thành công ty có giá trị lớn nhất thế giới.

2_3.JPG

Tim Cook, CEO mới của Apple đồng thời cũng là 1 trong những "công thần" của thời kỳ tái thiết Apple

Tất cả là nhờ vào quyết định cất bỏ gánh nặng sản xuất của Tim Cook năm đó. Các sản phẩm của Apple bán với giá "cắt cổ" không phải bởi vì chi phí sản xuất của chúng đắt đỏ hơn các thiết bị cùng loại mà chỉ đơn giản là vì Apple bán đắt để thu được nhiều lợi nhuận và định hướng sản phẩm của mình nằm ở phân khúc "thượng lưu" mà thôi. Lợi nhuận sản xuất phần cứng của Apple, theo nhiều ước đoán, lên tới 30-40%, 1 con số "giật mình" nếu chúng ta biết rằng Dell hay HP chỉ có thể "vắt" ra 5-8% lợi nhuận từ buôn bán laptop.


3_2.jpg

Nói như vậy để thấy rằng, nếu như các hãng khác không làm giống như Apple, vẫn cố gắng duy trì 1 hệ thống tự sản xuất và lắp ráp linh kiện, thiết bị của riêng mình thì hãng đó sẽ mất lợi thế cạnh tranh. Dell và HP sẽ không thể sống nổi nếu phải gánh thêm chi phí nhà xưởng, thiết bị và nhân công để sản xuất ra những chiếc Latitude hay Pavillion. Nếu thực sự các sản phẩm của Dell và HP do các hãng này tự sản xuất thì giá thành của chúng sẽ bị đội lên rất nhiều, từ đó mất đi lợi thế cạnh tranh trước những công ty thuê lại nhà thầu gia công như Apple. Kết quả là dù muốn dù không, để tồn tại được, Dell, HP phải chọn cách thuê nhà thầu gia công để tối giản chi phí đặt lên vai mình, và từ đó tối ưu hóa lợi nhuận.

Câu chuyện thứ 2: Dell và ASUS

Cách đây mới chỉ gần 1 thập kỷ, cái tên ASUS còn rất xa lạ với người tiêu dùng đồ điện tử trên toàn thế giới. Những sản phẩm của ASUSTeK sản xuất ra chỉ gói gọn trong các thành phần cực nhỏ của máy tính như vài chiếc IC, dăm ba cái tụ... nói chung là những thành phần nằm sâu dưới lớp vỏ của những sản phẩm đóng mác Dell, Lenovo mà chúng ta có thể sẽ chẳng bao giờ được nhìn thấy tận mắt.

Và câu chuyện của chúng ta bắt đầu vào những năm đầu thập niên trước. Thời điểm những năm 2000 ASUS là 1 nhà thầu nhỏ phụ trách những linh kiện rất đơn giản trên máy tính đóng mác Dell. Lúc này 1 sản phẩm của Dell khi đó sẽ ra đời từ thiết kế của chính hãng này, và các khâu lắp ráp, cùng rất nhiều linh kiện trọng yếu như bo mạch chủ, RAM và màn hình đều do Dell đảm nhiệm... Những linh kiện khác, ít quan trọng hơn như vỏ máy, tản nhiệt... được đặt các nhà thầu ở châu Á gia công, và 1 trong số đó là ASUS.


4_2.jpg

Nhưng rồi sau 1 vài năm đảm nhiệm việc xử lý những tiểu tiết cho Dell, 1 ngày đẹp trời đại diện của ASUS đến tổng hành dinh của Dell và đưa ra 1 đề nghị rất xuôi tai: ASUS sẽ đảm nhiệm hoàn toàn công đoạn chế tạo bo mạch chủ của các máy tính dán mác Dell với mức giá thấp hơn 20% so với mức giá xuất xưởng của chính Dell. Chưa nói tới 20% chênh lệch kia sẽ đi thẳng vào lợi nhuận của Dell, chỉ cần xét đến việc Dell được trút bỏ gánh nặng của việc quản lý những nhà máy với hàng chục ngàn công nhân cùng hàng trăm vấn đề phức tạp đã khiến Dell gật đầu ngay lập tức.

Sau đó vài năm, đại diện của ASUS liên tục viếng thăm tổng hành dinh của Dell, đem tới những lời đề nghị ngày càng hấp dẫn hơn. Khi thì là việc lắp ráp hoàn thiện sản phẩm, lúc thì chuyện quản lý chuỗi cung ứng vật tư rồi cuối cùng ASUS yêu cầu Dell cho mình đảm nhiệm luôn cả việc thiết kế các model của Dell theo ý tưởng của hãng này. Lần nào Dell cũng đồng ý, và trên phương diện kiếm tiền, điều này hoàn toàn dễ hiểu: ASUS có thể làm được những gì Dell làm, thậm chí còn tốt hơn với 1 mức giá rẻ hơn. Dell không mất gì mà càng ngày càng "nhàn hạ" hơn trong việc đưa 1 sản phẩm ra thị trường. Dell chỉ có việc tìm hiểu xem khách hàng muốn gì, viết các yêu cầu đó ra giấy và chuyển cho ASUS rồi rung đùi ngồi đợi sản phẩm ra lò, cộp mác Dell lên vỏ hộp rồi tung ra thị trường.

Từ chỗ là 1 công ty sản xuất máy tính, dần dà Dell đã trở thành 1 công ty bán lẻ thiết bị. Có thể bạn sẽ lý luận rằng những gì Dell làm là hoàn toàn đúng, và hãng kiếm tiền bằng cách "ăn trên ngồi trốc", chiếm những phần việc đem lại lợi nhuận nhiều nhất là kinh doanh thay vì phải quần quật làm việc sản xuất vốn có ít lợi nhuận như ASUS là 1 cách kinh doanh cực kỳ khôn ngoan. Tuy nhiên đoạn kết của câu chuyện dành cho Dell lại không đẹp như vậy.

Lần cuối cùng đại diện của ASUS bay tới Mỹ, ông ta không tới tổng hành dinh của Dell mà đi thăm các hãng bán lẻ như Best Buy, Walmart để quảng bá cho thương hiệu laptop đóng mác ASUS với chất lượng "như hàng của Dell" nhưng có giá thấp hơn 20%. Những năm dài làm "culi" cho Dell cuối cùng đã được trả công, với kinh nghiệm của mình ASUS trở thành 1 trong những hãng laptop có doanh số lớn và là 1 đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Dell. Trong khi đó Dell lại bị lệ thuộc vào ASUS vì sau quá nhiều năm "ăn không ngồi rồi", Dell đã không còn đủ khả năng sáng tạo ra 1 sản phẩm của riêng mình nữa.


5_2.jpg

Có 1 câu chuyện như thế này trong sinh học: "Sự tiến hóa của loài người xảy ra khi chúng ta lao động. Càng làm việc nhiều thì loài người càng học được nhiều hơn và càng cảm thấy có động lực thúc đẩy chúng ta tiến hóa nhanh hơn". Vượn tiến hóa thành người là do chúng được thúc đẩy bởi những yêu cầu nảy sinh trong quá trình lao động.

Đem hình tượng sinh học ấy ra để ứng dụng vào Dell và ASUS chúng ta thấy Dell đã đánh mất khả năng sáng tạo và độc lập tự chủ của mình chỉ vì quá lệ thuộc vào ASUS còn ASUS "thành người" vì ASUS dám bắt tay vào cả những công việc ít lợi nhuận và đầy khó khăn.

Và một khi những hãng như Dell, Apple đã "dấn thân" vào con đường thuê người khác gia công sản phẩm của mình, sẽ không còn cách nào để quay trở lại làm 1 nhà sản xuất thực thụ được nữa. Vì vậy đừng ngạc nhiên khi thấy rằng các hãng như Dell, HP, Apple sẽ càng ngày càng lún sâu hơn trong việc lệ thuộc vào các nhà thầu như Foxconn, ASUS...

Câu chuyện thứ 3: HTC

Nếu bạn đọc nào còn nhớ cơn sốt điện thoại O2 cách đây vài năm ở thị trường Việt Nam có lẽ bạn sẽ cảm thấy thú vị hơn với câu chuyện này. Thời kỳ nửa đầu thập niên trước, PDA là 1 trào lưu "xa xỉ" trong giới chuộng đồ hi-tech. Những thương hiệu như HP iPAQ, O2, iMate, Palm Treo... có lẽ tới tận giờ vẫn làm nhiều người cảm thấy rạo rực. Ngày ấy, 1 chiếc điện thoại O2 là niềm mơ ước của nhiều thanh niên, cũng giống như bây giờ người ta mơ ước về iPhone vậy.

Nhưng có 1 điều mà không phải ai cũng biết: iPAQ, O2, i-mate, Treo... tất cả những thương hiệu ấy hầu như đều ra đời từ 1 mái nhà chung. High Tech Computer, hay như cách viết tắt mà chúng ta vẫn thường gặp hơn, HTC là nhà thầu chính cho dòng sản phẩm smartphone XDA chạy Windows Mobile của 1 nhà mạng UK mà khi về Việt Nam chúng ta gọi bằng cái tên rất dân dã: O2, bên cạnh đó HTC còn tham gia sản xuất i-mate, 1 vài model Treo và iPAQ.

Trong suốt nhiều năm trời hãng sản xuất Đài Loan gia công sản phẩm trong thầm lặng theo đơn đặt hàng của các hãng, bạn không thể tìm được chữ HTC ghi trên chiếc HP iPAQ hay O2 vì 1 lý do đơn giản: Không 1 hãng nào muốn người sử dụng biết rằng sản phẩm của mình thực ra được sản xuất tại... Đài Loan. Tất cả các hãng như HP, O2, Palm đều muốn tự hào ghi tên mình trên mặt sản phẩm.

6_2.jpg

Có thời điểm HTC gia công tới 80% số smartphone chạy Windows Mobile có mặt trên thị trường, nhưng hầu như vẫn không một ai biết tới tên tuổi của HTC. Gần mười năm cần mẫn cóp nhặt, sản xuất và nghiên cứu, năm 2007 HTC quyết định bứt phá ra trở thành 1 thương hiệu riêng trên thị trường trước sức ép đến từ iPhone của Apple. Khi cái tên HTC đột ngột xuất hiện trên thị trường, không một ai định vị được năng lực thực sự của gã khổng lồ Đài Bắc. Chỉ tới khi HTC liên tục thành công với những mẫu smartphone Android và công bố những mức lợi nhuận tới vài trăm phần trăm/năm người ta mới giật mình nhận ra sức mạnh của 1 hãng gia công vô danh.


7_1.JPG

Mười năm kinh nghiệm của HTC đã giúp hãng qua mặt tất cả các đối thủ từng trước đó thuê HTC gia công thiết bị cho mình. Sự thành công của HTC đã chứng minh 1 thực tế rất "trái khoáy" trong kinh doanh. Sự thực thì người quản lý HP hay Palm... đều chỉ làm theo những gì mà họ được dạy trong giáo trình kinh tế ở trường đại học: Tăng lãi bằng cách tập trung vào các công việc đem lại nhiều lợi nhuận và cắt giảm những việc đem lại ít lợi nhuận hơn. HP, Dell, Apple đều muốn tập trung vào việc kinh doanh sản phẩm, vốn là công việc đem lại nhiều lợi nhuận nhất, đùn đẩy phần "khó nhằn" là việc sản xuất phần cứng cho các nhà thầu gia công mà không nghĩ được rằng làm như vậy chỉ đơn giản là khiến bản thân mình thụt lùi trong khi không ngừng trao cho các nhà thầu ấy công cụ và vũ khí để họ trỗi dậy trở thành đối thủ của mình trong tương lai.

Kết

Đến đây mọi việc có vẻ như trở thành 1 cái vòng luẩn quẩn: Muốn tăng lợi nhuận (thậm chí là chỉ để đảm bảo tính cạnh tranh và khả năng tồn tại) thì phải thuê người gia công phần cứng, nhưng thuê người gia công phần cứng thì sẽ gây lệ thuộc và tạo ra các đối thủ rất đáng gờm trong tương lai, và một khi đã dấn chân vào con đường thuê mướn sẽ chẳng có cách nào rút chân ra được.

Apple có 1 giải pháp cho vấn đề đó: Tất cả việc sản xuất gia công, lắp ráp phần cứng Apple giao hết cho các nhà thầu nhưng Apple vẫn nắm giữ 1 thứ mà hãng này sẽ không bao giờ buông lỏng: Thiết kế. Sai lầm của Dell là đã quá phụ thuộc vào 1 mình ASUS và cả khâu thiết kế cũng tin tưởng "giao mỡ miệng mèo". Apple khôn ngoan hơn và nắm giữ công thức bí mật tạp nên sự thành công trong các sản phẩm của mình: trải nghiệm người dùng và khả năng gắn kết của các thành phần.

Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là phương án của Apple đã là hoàn hảo. Việc thuê mướn người ngoài làm những công việc nhạy cảm luôn ẩn chứa những rủi ro nhất định,và đừng ngạc nhiên khi thấy 1 ngày nào đó Foxconn hay Pegatron cho ra mắt những mẫu Macbook Air, Macbook Pro của riêng mình với giá cả chỉ bằng 1 nửa của Apple.

Tuy nhiên ngày ấy, nếu có đến, cũng còn xa lắm, và bài học gần gũi nhất mà bạn đọc có thể rút ra cho riêng mình đó là hãy đừng quá tin tưởng vào thương hiệu. Dell hay ASUS cũng là từ 1 "lò" mà ra. Mặc dù có thể qui trình kiểm tra chất lượng của Dell sẽ nghiêm ngặt hơn, nhưng về cơ bản bạn chẳng phải quá "lăn tăn" khi lựa chọn giữa chúng vì chất lượng phần cứng của 2 hãng vẫn sẽ là "1 chín 1 mười".

Bài lấy từ nguồn vtc.vn
 

quanbhvn

Active Member
Ðề: Bạn có biết mỗi chiếc iPad mang lại cho Apple bao nhiêu tiền?

Thêm 1 câu chuyện về apple trích trên trang Genk

Sự thật đằng sau thương hiệu Apple
Mã:
- Các sản phẩm của Apple tạo được cảm giác chất lượng cao hơn so với các đối thủ.
- Thương hiệu mạnh mẽ tạo ra một "ảo giác" chất lượng cao cho người dùng, từ đó bán giá cực cao kiếm lợi nhuận.
- Giá trị thực tế nếu không tính về thương hiệu các sản phẩm của Apple mang lại là thấp hơn nhiều so với các hãng khác.
- Apple hiện đang là một "tôn giáo mới" trong thế giới công nghệ đương đại.
Được thành lập từ năm 1976 với tên Apple Computer và chính thức lấy tên Apple từ năm 2007, tính đến nay tập đoàn công nghệ máy tính này đã thực sự tạo được những dấu ấn riêng biệt mà không một công ty hay tập đoàn công nghệ nào có thể bắt chước được. Và mặc dù danh tiếng của Apple chịu ảnh hưởng chủ yếu từ người đứng đầu tiền nhiệm Steve Jobs và một lượng fan trung thành đông đảo khắp thế giới, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng khi nghe tới Apple là người ta sẽ nghĩ ngay tới những sản phẩm chất lượng cao, hoàn hảo và trên hơn hết là sự sành điệu.

Có thể dễ dàng thấy được lý do của sự liên tưởng này. Xét về lĩnh vực máy tính, những chiếc Mac với vỏ nhôm sáng màu luôn tỏ ra nổi bật và sang trọng hơn rất nhiều so với những chiếc “hộp đen” của HP hay Dell dù chúng có bóng bẩy tới đâu. Còn trong thị trường smartphone và tablet, có thể thấy rằng tất cả các công ty đối thủ đều cố gắng bắt chước phần nào cái vẻ thanh thoát trong thiết kế của Apple và từ đó tạo ra rất nhiều sản phẩm thoạt nhìn sẽ liên tưởng ngay tới iPhone và iPad.

Những thiết kế của Apple đã chứng tỏ một cách rất thuyết phục rằng, người thiết kế của họ - Jonathan Ive – rất xứng đáng với những giải thưởng về thiết kế và cả tước hiệp sỹ của Anh do những cống hiến của mình cho ngành công nghiệp này.

apple_6664f.jpg


Nhờ cái vẻ ngoài bóng bẩy và tinh tế đó mà người ta dễ dàng có cảm giác rằng những sản phẩm của Apple luôn luôn tốt hơn sản phẩm của những đối thủ cạnh tranh khác. Thực tế cũng cho thấy điều đó.

Vào cuối năm ngoái, BrandIndex (một tổ chức chuyên nghiên cứu đánh giá thái độ của khách hàng đối với các công ty) cũng đã công bố một bản báo cáo về Apple và các sản phẩm của Apple. Kết quả là rất khả quan, trong đó bản thân Apple đạt 76/100 điểm, máy nghe nhạc iPod đạt 73/100 điểm, máy tính bảng iPad đạt 69/100, điện thoại iPhone là 65/100 còn máy tính iMac, thấp nhất, cũng đạt 61/100 điểm.

Nhưng điều đó có thật sự đảm bảo? Và Apple có thật sự là một công ty luôn mang đến cho khách hàng những sản phẩm hiện đại và tốt nhất?

Tất nhiên, những chuyên gia công nghệ đã không còn xa lạ gì với những câu hỏi như thế. Nhóm những người chuyên đưa ra quyết định trong mảng IT của Apple đã thống nhất quan điểm, rằng mặc dù họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn từ những công ty máy tính sử dụng hệ điều hành Windows, nhưng hiện nay số lượng khách hàng chạy theo xu thế chuyển sang sử dụng Mac, iPhone và iPad lại ngày một nhiều lên. Trong nhận thức của họ, Apple luôn mang tới những gì là tốt nhất cả về chất lượng và giá trị thương hiệu mà nó mang lại cho người dùng.

Thế nhưng, cái gọi là chất lượng và giá trị đó thực chất lại chỉ là những đánh giá chủ quan mà thôi. Không khó để đánh giá chi tiết những gì mà khách hàng của Apple đang nhận được có thật sự xứng đáng với số tiền mà họ phải bỏ ra trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay hay không.

Hãy thử làm một vài phép so sánh, đầu tiên là với iMac. iMac là thương hiệu máy tính nổi tiếng của Apple, một sản phẩm máy tính all-in-one rất được ưa chuộng và được Apple bán ra với mức giá từ 1199 USD (khoảng hơn 24 triệu đồng). Về cấu hình: iMac chạy hệ điều hành Mac OS X, màn hình 21.5 inch, chip lõi tứ 2.5GHz và ổ cứng 500GB.

Trong khi đó, chỉ với 850 USD (vào khoảng hơn 17 triệu đồng), khách hàng đã có thể sở hữu một bộ máy tính cũng all-in-one của Dell với màn hình 23 inch 1080p, chip lõi tứ 2.5GHz và ổ cứng 1TB. Như vậy, với giá rẻ hơn khá nhiều, người ta đã có thể có được bộ máy tính cấu hình nhỉnh hơn so với iMac.


iMac_9d1e2.jpg

Một chiếc iMac với cấu hình tốt, giá từ 1199 đôla...


New-Inspiron-One-23_b4709.jpg

So với một chiếc Dell New Inspiron One 23 với cấu hình nhỉnh hơn với giá chỉ 850 đôla...

Với notebook cũng tương tự. Apple bán một MacBook Pro 15 inch, chip Intel Core i7 lõi tứ 2.3GHz, Ram 4GB, ổ cứng 500GB với giá từ 1799 USD (khoảng hơn 36 triệu đồng). Cấu hình đó thực sự không tồi chút nào. Nhưng HP lại có thể giúp khách hàng tiết kiệm tới 500 USD (tức là hơn 10 triệu đồng) bằng một laptop màn 15.6 inch full HD, chip Intel Core i7 2.2GHz, Ram 8GB và ổ cứng 750GB. Và thiết kế của nó cũng chẳng khác MacBook Pro là bao.

Ngay cả những chiếc điện thoại của Apple cũng chẳng phải là những sản phẩm tối tân nhất. iPhone 4S đẹp, cấu hình ổn, nhưng lại chẳng có chip lõi tứ như HTC One X và dịch vụ 4G như Samsung Galaxy S III. New iPad của Apple có màn hình 9.7 inch, nhỏ hơn những sản phẩm khác của các đối thủ cạnh tranh như Samsung Galaxy Tab 2, còn chip đồ họa lõi tứ lại bị chính chip xử lý lõi kép của nó “kìm hãm”.

IP-4s_6d32e.jpg

Một iPhone 4S bóng bẩy và sành điệu...

HTCOneX1_c4768.jpg

Nhưng lại không có chip lõi tứ như HTC One X...

Sau khi xét trên từng khía cạnh như vậy, chắc hẳn bây giờ các bạn cũng khó có thể gọi Apple bằng cụm từ “tối tân” nữa. Không thể phủ nhận rằng, những sản phẩm của Apple luôn có những tính năng cực kì hấp dẫn, như màn hình Retina của iPhone và MacBook Pro mới. Nhưng sự thật thì có rất nhiều công ty khác đưa ra những sản phẩm với những tính năng còn hiện đại và hấp dẫn hơn rất nhiều.

Nhưng chất lượng sản phẩm và giá trị sản phẩm lại là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Những khách hàng am hiểu điều biết rằng, họ có thể mua những sản phẩm rẻ hơn từ những đối thủ của Apple với tính năng mạnh mẽ hơn rất nhiều, nhưng luôn có những điều mơ hồ lại kéo họ trở lại với iPhone và Mac.

Có thể là những sản phẩm trông bắt mắt hơn, hay những của hàng được bố trí sắp xếp hợp lý hơn, và nhất là cảm giác “oách” hơn khi nói rằng tôi đang dùng sản phẩm của Apple? Một trong những lý do khiến nhiều người trong giới công nghệ và thiết kế phải tỏ ra “tôn sùng” Steve Jobs, chính là do ông có khả năng biết được nên chọn hay loại bỏ những gì trong sản phẩm của mình, bất kể nó có tối tân hay không.

BookofJobsEconomistcover380px_e97d4.jpg

Steve Job từ lâu đã là một vị thánh sống của dân công nghệ.

Nhiều người từng đùa vui rằng, Apple như là một tôn giáo mới trong thế giới công nghệ đương đại. Trong đó, các sản phẩm của Táo như là những quyển kinh thánh "phân phát giáo lý" cho những người "mộ đạo" iFan, và tất nhiên vị thánh ở đây không ai khác đó chính là vị CEO đáng kính Steve Job.

Do đó, có lẽ Apple không cần đến sự tối tân trong những sản phẩm của mình. Cứ là Apple như hiện tại cũng đủ rồi.
 

babylove124

New Member
Ðề: Re: Bạn có biết mỗi chiếc iPad mang lại cho Apple bao nhiêu tiền?

App bán thương hiệu là chính mà, lời thế là quá nhiều. hajz
Ai bán buôn mà chẳng muốn lời nhiều ==' Apple bán ngang giá hoặc nhĩnh hơn các hãng khác 1 tí à bác . Đôi khi nhìu cái đt còn mắc hơn cã apple . Apple bán công nghệ hơn là thương hiệu bác . Thay vì phải mệt mỏi vì bản quyền thì chính người dùng đã trã tiền bản quyền cho Apple rùi :) ^^" ( e ko nói mấy cái app nha ) .
 

babylove124

New Member
Ðề: Bạn có biết mỗi chiếc iPad mang lại cho Apple bao nhiêu tiền?

em có con Envy 14 cách đây 1 năm , cũng core i7 Ram 8GB . Card share ra tới 4GB lận . mà chất lượng phục vụ ko ngang bằng con Mac Air 2011 COre chỉ i5 mà Ram có 4GB , card vài trăm MB =='' . quan trọng là hiệu năng bác ơi :( . IBM có nhìu con giá còn cao hơn cã Macbook :) .
 
Bên trên