Kinh nghiệm nào cho giá trị của phim hành động

lengockhanhi

Film critic
Xin chào các bạn cinephile, chúng ta đã từng xem rất nhiều phim hành động, có phim rất hay, giá trị cao, có phim hay từ đầu tới cuối, có phim dở toàn bộ, có phim mở đầu hay sau đó trở nên dở vào đoạn cuối... nhưng có bao giờ các bạn thử phân tích xem những yếu tố nào làm cho bộ phim đó hay, hoặc ngược lại sai lầm nào của nhà làm phim khiến cho bộ phim đang hay hóa dở ? Hôm nay Nhi sẽ thử làm việc này dựa trên kinh nghiệm từ những gì mà mình đã xem. Nhi sẽ rất vui nếu những điều nhỏ nhặt này có thể góp phần giúp đỡ về mặt ý tưởng cho những nhà biên kịch khi viết kịch bản cho phim hành động Việt Nam

Kinh nghiệm thứ 1: Anh ta hay chị ta ?

Một nhân vật hành động lý tưởng nên là 1 người đàn ông hơn là một phụ nữ

Nhi biết rõ khi mình nói câu này thế nào cũng sẽ gặp rất nhiều ý kiến phản đối từ phía chị em và những tư tưởng bình đẳng giới, nhưng sự thật là như vậy. Người hùng hành động nên là một người đàn ông. Các bạn có thể trách Nhi về sự thiên vị giới tính, phân biệt nam nữ trong phim ảnh, nhưng những lập luận đó không trả lời được câu hỏi: ngay cả khi người ta cho phụ nữ đóng vai chính trong phim hành động (ví dụ Angelina Jolie, Dương Tử Quỳnh, Thư Kỳ, Maggie Q, Ngô Thanh Vân...); có bao nhiêu phim như vậy là những phim hành động hay ? So với những nhân vật nam giới thì tại sao phim hành động của nữ giới đóng không hay bằng ? Vấn đề nằm ở chổ đó.

Các chị em phụ nữ khi đi xem phim hành động hầu hết họ cũng thích người hùng trong phim đầy đủ nam tính và đẹp trai phong độ, chứ họ không yêu cầu bình đẳng giới tính để đánh đổi một bộ phim không hay. Rõ ràng phái nữ (Nhi không nói là phái yếu) có thể làm tất cả mọi thứ, bắn súng, đánh đấm, chạy nhảy, giết người và đổ máu... Nhưng vô tình khi diễn những trò này, họ đã bị nam tính hóa, nhiều nhân vật phải giữ nét mặt lạnh lùng, họ còn cắt tóc ngắn, tập thể hình, xăm mình, mang kính đen cho tăng phần dữ dằn, hay mặc đồ da, jean bụi bặm, lái môtô, hút thuốc, uống rượu... đó không còn là người phụ nữ nữa, mà là một cô gái có phong cách đàn ông, có cá tính mạnh bạo và quyết liệt. Vì thế thay vì đặt câu hỏi: Tại sao không thử tạo nên hình ảnh phụ nữ anh hùng mạnh mẽ, câu hỏi lẽ ra phải là: Khi đó cô ta có còn là phụ nữ nữa không ?
Sở dĩ Liam neeson trở nên nổi tiếng trong thể loại action, vì hình ảnh người hùng mà ông thể hiện rất gần gũi chân thật và có thể tìm thấy bất cứ đâu ngoài đường phố. Trong khi đó bạn có thể tìm thấy bao nhiêu cô gái mặc quần đùi phóng moto như bay ngoài đường ?

Kinh nghiệm thứ hai: Nên khởi hành khi trời yên biển lặng

Đa số phim hành động hiện đại thuộc dạng mà ta gọi là action packed, khán giả được thấy người hùng vai chính nhảy ra ngay từ đầu phim, với những cảnh hành động hoành tráng vĩ đại, bắn súng, đánh đấm… tuy nhiên thời gian đã chứng minh là cách làm phim này rất dở.
Một bộ phim hành động hay không nên bắt đầu bằng hành động của nhân vật chính. Khi khán giả đến rạp, họ muốn nghe kể 1 câu chuyện, có trình tự rõ ràng, chứ không cần xem hàng loạt những cảnh đánh đấm nối tiếp nhau trong khoảng 80 phút và ra về với cái đầu rỗng. Những bộ phim có kết cấu kịch bản mở màn cực kì dở như vậy mà ta có thể kể tới như: Tinh võ phong vân: Trần Chân, Marine, Blade II, Underworld... Điểm yếu của kịch bản loại này là nhân vật không có thời gian để diễn giải xuất thân, hoàn cảnh cuộc sống, phát triển nội tâm và tình cảm.

Ngược lại, mọi bộ phim hành động kinh điển đều có kịch bản vững chắc, luôn mở đầu câu chuyện một cách nhẹ nhàng, cũng giống như trong âm nhạc : bản giao hưởng số 9 của Dvorak ban đầu dẫn người nghe từ giai điệu nhẹ nhàng, rồi mới chuyển sang tiết tấu nhanh, mạnh mẽ và kịch tính sau đó. Những phim như Rambo, Aliens, Die Hard, Commando, Taken… đều có những cảnh mở đầu thanh bình, nhẹ nhàng, khởi hành lúc trời yên biển lặng và sau đó sóng gió mới nổi lên. Nếu không có những cảnh ban đầu đó, ta sẽ không hiểu được tình yêu thương của ông già điệp viên Bryan Mills hay biệt kích Matrix cho con gái của mình, chính tình cảm đó đã đẩy họ xông pha lửa đạn để cứu con gái mình sau đó. Đó mới thực sự là cách kể một câu chuyện.

Kinh nghiệm 3: Đừng để người hùng đơn độc trên con đường của mình

nếu ta điểm lại những phim hành động có giá trị, thì sẽ thấy rõ là trong tất cả những phim đó sức hấp dẫn không chỉ đến từ phía nhân vật chính, mà còn từ những người bạn đồng hành với anh ta. Đừng tạo ra một cỗ máy giết người chỉ biết chém giết và đánh đấm, hãy dành một chút thời gian để người hùng sống như một con người có tình cảm, biểu lộ cảm xúc, biết yêu thương. Những chi tiết đó chỉ có được khi bên cạnh anh ta có một người bạn. Đôi khi, chính nhân vật phụ này sẽ quyết định giá trị bộ phim. Ví dụ trong phim Ninja Assassin, Rambo II, Hard Target... chúng ta có một người hùng hoàn hảo, nhưng nhân vật nữ phụ lại quá hời hợt, nên bộ phim hoàn toàn bị hổng về mặt tâm lý tình cảm và vì thế nó chưa thể đạt tới mức hay xuất sắc.

Ngược lại, trong những phim The man from no where, Leon The professionel: người anh hùng siêu cấp có một đứa bé làm bạn, chính quan hệ tình cảm giữa hai người đã đẩy giá trị của bộ phim tới đỉnh cao. Như vậy một phim hành động hay cần có sự cân bằng giữa vai chính và vai phụ, cả hai hỗ trợ cho nhau, như trong Terminator, cả hai phần đều cho ta thấy quan hệ sâu sắc, nhiều tình cảm giữa nhân vật chính và phụ. Phim Baby cart chỉ là một tác phẩm bạo lực rẻ tiền nếu không có hình tượng người cha – đứa con trên chặng đường dài nguy hiểm, serie phim James Bond, Indiana Jones sẽ không thể kéo dài mãi nếu ở mỗi phần không có một người bạn của người hùng, tạo nét mới lạ độc đáo cho phim.

Kinh nghiệm 4: Hành động phải có một mục đích

Thật vậy, mục đích của người anh hùng trong phim rất quan trọng. Một bộ phim hành động thành công hay thất bại tùy thuộc vào việc hành động có mục đích hay không, và nếu có, thì mục đích đó có giá trị đến đâu. Những bộ phim mà nhân vật trong đó bắn giết, đánh nhau không vì một mục đích nào cả, hoặc mục đích không rõ ràng thì không bao giờ có thể là một phim hay.

Mục đích cũng phải rõ ràng, cụ thể, đủ mạnh, đủ vững chắc: điều này cần có thời gian, tình tiết kịch bản, và diễn xuất của diễn viên. Để hình dung ra sự khác nhau giữa một mục đích vững mạnh và một mục đích yếu, bạn có thể lấy ví dụ về mục đích trả thù... trả thù là một mục đích rất mạnh, nhưng tùy theo cách thể hiện. Nếu so sánh giữa phim Death Sentence và phim Machete gần đây, cả hai phim đều có mục đích là trả thù, bạn sẽ thấy trong khi phim thứ nhất mục đích trả thù được xây dựng hết sức hợp lý, vững chắc thì phim sau lại quá sức hời hợt.

Những phim như Mummy, Tomb raider, Transformers… chắc chắn là phim hành động dàn dựng tốt, nhưng chúng không hay, vì thiếu tính mục đích. Những cảnh hành động trong phim diễn ra một cách ngẫu hứng và không vì lí do nào cả, những kẻ gian ác xuất hiện như từ trên trời rơi xuống, người hùng cũng thế, họ lao vào chém giết nhau, phá nổ nhiều xe cộ chẳng vì một mục đích rõ ràng nào cả. Trong phim Fantastic 4 phần 2, người hùng thậm chí không hiểu mình đang chiến đấu với ai, và vì sao, đơn giản là hai siêu nhân gặp nhau trên bầu trời và họ lao vào đánh nhau. Tiếc là những phim kiểu này Hollywood sản xuất ngày càng nhiều.

Ngược lại, một mục đích có ý nghĩa cao quý sẽ tăng thêm giá trị cho bộ phim. Những mục đích cao cả thường là chống lại cái ác để bảo vệ kẻ yếu đuối, ví dụ trong phim Leon the professionel, phim Taken, hay phim Terminator, hay gần đây là phim : the Man From Nowhere… những phim đó được nhiều người khen hay không phải vì chúng có nhiều cảnh bắn súng hay cháy nổ đẹp mắt hơn những phim khác mà vì hành động trong phim hướng tới một mục đích tốt đẹp.

Thay vì làm những phim hành động để ca ngợi một băng cướp xả đạn vào cảnh sát, tại sao ta không làm nhiều phim có giá trị nhân đạo như Taken, Blood Diamond, Tears of the Sun hay The man from nowhere ?


Nhi xin tạm dừng bút, Nhi sắp đi xa một thời gian, sau khi trở về nhà Nhi sẽ gặp lại các bạn.
 

Gariru

New Member
Ðề: Kinh nghiệm nào cho giá trị của phim hành động

Đi du học biên kịch hay đạo diễn điện ảnh vậy bạn ơi :)
 

lengockhanhi

Film critic
Ðề: Kinh nghiệm nào cho giá trị của phim hành động

Nhi là bác sĩ bạn ấy ơi, Nhi đi du lịch hai tuần với gia đình
và Nhi chỉ là một khán giả bình thường thôi...
 
Chỉnh sửa lần cuối:

davy_hdw

Member
Ðề: Kinh nghiệm nào cho giá trị của phim hành động

đôi bình luận của bạn nhi thật đáng quý, các kịch bản hollywood những năm gần đây thực sự rất đáng thất vọng. người ta đang dần bị kéo vào cơn lốc kĩ xảo CGI và hiệu ứng 3D hơn là chăm chút cho cốt truyện và nhân vật của mình. cứ mỗi mùa hè là lại hàng tá các film bom tấn về người hùng nhưng ý tưởng thì càng ngày càng cạn kiệt. thật buồn cười là người ta đang bắt đầu lôi hết các nhân vật siêu tưởng trong comic của DC và Marvel ra làm film, tính con người đang mất dần rồi thì phải /:)
 
Ðề: Kinh nghiệm nào cho giá trị của phim hành động

Chị là bác sĩ mà cũng là một fan của film nhỉ, chị cũng coi nhiều film hành động quá nhỉ, hiếm kiếm được người con gái nào có sở thích giống như con trai, rất ít :">.
Còn về chuyện Hollywood sản xuất những film hành động mục đích không rõ ràng như chị nói thì không thể phủ nhận, nhưng những film đó lại mang lại doanh thu cao chẳng hạn Transformers, mặc dù film không có nội dung hay, nhưng phải thừa nhận rằng mình bỏ tiền đến rạp hay bỏ công sức ra down về coi không phải uổng phí, ít nhất là được thưởng thức những pha hành động thực sự mãn nhãn của các con robot. Em cũng là một fan của film này, coi đoạn robot đang từ 1 chiếc xe trở thành 1 con robot cũng thật hoành tráng, nhưng đúng thật coi film xong mình không để được lại cái gì.
Film được sản xuất ra cũng do nhu cầu giải trí của con người mà, nên tùy vào sở thích của mỗi người thôi.
 
Ðề: Kinh nghiệm nào cho giá trị của phim hành động

đôi bình luận của bạn nhi thật đáng quý, các kịch bản hollywood những năm gần đây thực sự rất đáng thất vọng. người ta đang dần bị kéo vào cơn lốc kĩ xảo CGI và hiệu ứng 3D hơn là chăm chút cho cốt truyện và nhân vật của mình. cứ mỗi mùa hè là lại hàng tá các film bom tấn về người hùng nhưng ý tưởng thì càng ngày càng cạn kiệt. thật buồn cười là người ta đang bắt đầu lôi hết các nhân vật siêu tưởng trong comic của DC và Marvel ra làm film, tính con người đang mất dần rồi thì phải /:)

Đúng như bạn nói, không biết rồi ngành điện ảnh sau này sẽ có bước tiến gì mới không, mong là các nhà làm film sẽ đưa đến cho người xem những bộ film hoàn toàn mới. Như mình hết film coi thì kiếm film hoạt hình coi cũng hay phết chẳng hạn loạt film ngắn Shawn the Sheep.
 

Angus_Bert

Film critic
Ðề: Kinh nghiệm nào cho giá trị của phim hành động

Bacsinam cũng là bác sĩ, chẹp rất trân trọng những thành viên như Lengockhanhi và Bacsinam vì những bài viết rất tuyệt vời.
 

nvt992

Member
Ðề: Kinh nghiệm nào cho giá trị của phim hành động

làm bác sĩ mình nghĩ Nhi phải vất vả lắm...nhưng bạn vẫn có thời gian xem và suy ngẫm được như vậy.phục bạn thật:)
à vậy bạn đánh giá thế nào về inception?:)
 
Chỉnh sửa lần cuối:

lengockhanhi

Film critic
Ðề: Kinh nghiệm nào cho giá trị của phim hành động

Nhi cảm ơn các bạn đã ủng hộ. Thực ra bây giờ Nhi xem phim ít hơn ngày xưa nhiều lắm rồi, nên chỉ chọn phim hay để xem, 1 ngày Nhi chỉ có khoảng 5h để ngủ thôi mà.
Bổ sung 1 vài ý về kinh nghiệm cụ thể Nhi đã xem trong phim việt Nam:

- Một phim hành động vẽ ra âm mưu tội phạm càng vĩ đại mang tính quốc tế thì càng yếu kém về tính mục đích, chính yếu tố xã hội đen quốc tế đã khiến ngay từ đầu mục đích của các nhân vật đã giả tạo và không vững. Nhiều phim hành động của VN đi theo con đường này (phim về những trùm ma túy quốc tế như của Lý Hùng, sát thủ, khủng bố quốc tế như Bẫy Rồng,... đều rất khó tin). Ai xem phim Bẫy Rồng rồi sẽ thấy nó chẳng có mục đích rõ ràng nào cả. Ngoài phim Huyền thoại Bất tử thì Nhi chưa thấy 1 phim hành động nào của VN mang tính hiện thực, tập trung vào 1 con người cụ thể thôi. Chưa có phim nào khai thác lòng thù hận và cũng chưa có phim nào người anh hùng ra tay để bảo vệ cho ai đó.
- Phim Dòng Máu Anh Hùng là phim hành động khá nhất của VN mà Nhi từng xem, trong đó quan hệ giữa các nhân vật được xây dựng tốt, mục đích hành động rõ ràng, nhân vật nữ không bị nam tính hóa.

Một phim như The man from no where của Hàn Quốc không có gì ghê gớm, bản thân kịch bản cũng là sự sao chép các yếu tố của phim đi trước, các cảnh hành động tầm thường,

Việt Nam đủ khả năng làm được 1 phim như vậy,

nhưng không ai viết kịch bản theo kiểu đó cả.
 

hunterval

Active Member
Ðề: Kinh nghiệm nào cho giá trị của phim hành động

nhưng không ai viết kịch bản theo kiểu đó cả.
ý bạn là mình chưa có đc 1 kịch bản hay cho thể loại này.
Nếu ý bạn đúng là vậy thì mình đồng ý. Nói thật mình rất thất vọng ở nền điện ảnh VN. Cứ nhìn cái cách mà người Mỹ khai thác cốt truyện: từ những siêu anh hùng ko tưởng (thú thật những siêu anh hùng Mavel này mình thấy cũng na ná nhau, chỉ trừ bộ trang phục :D) đến những anh hùng cảnh sát theo kiểu tầm phào nhưng đáng yêu (get smart,the other guys,cop outs), hay cách người nhật khai thác từng chủ đề trong cuộc sống, từ đó vận dụng óc sáng tạo-là thứ mà mọi người đều có- để biến hóa thành những manga hay anime làm mê hoặc ko biết bao nhiêu người. Ngoài ra mình cũng rất hâm mộ phim Hồng kông vì những chủ đề họ thục hiện thật sự rất gầ gũi, rất đời thường nhưgn cũng hết sức đáng quan tâm(tình cha con, tình me, tình anh em..).
Mình viết như vầy ko phải chê bai điện ảnh VN mà chỉ cảm thấy buồn vì tại sao 1 đất nước có đến hơn 4000 năm lịch sử mà sao ko ai khai thác, làm 1 bộ phim thật "phê" mà bất cứ ai xem rồi cũng đều phải khen và có ấn tượng sâu sắc.
Vài dòng bậy bạ hi vọng ace HDVN đừng xoắn em nhé,khe khe. Cám ơn bạn Nhi vì những chia sẽ rất sâu sắc của bạn
 

greencoat

Member
Ðề: Kinh nghiệm nào cho giá trị của phim hành động

đôi bình luận của bạn nhi thật đáng quý, các kịch bản hollywood những năm gần đây thực sự rất đáng thất vọng. người ta đang dần bị kéo vào cơn lốc kĩ xảo CGI và hiệu ứng 3D hơn là chăm chút cho cốt truyện và nhân vật của mình. cứ mỗi mùa hè là lại hàng tá các film bom tấn về người hùng nhưng ý tưởng thì càng ngày càng cạn kiệt. thật buồn cười là người ta đang bắt đầu lôi hết các nhân vật siêu tưởng trong comic của DC và Marvel ra làm film, tính con người đang mất dần rồi thì phải /:)

Các này cũng còn phải xét, cá nhân mình lại thấy hết sức hứng thú với những thành quả của Hollywood nói riêng và thế giới điện ảnh nói chung hiện nay.
Avatar, Trans, Tron... đều để lại ấn tượng mạnh về các ý tưởng thiết kế, tạo hình đột phá kết hợp kỹ xảo. Các thể loại film về kịch bản khiến mình vỗ bàn tán thưởng phù hợp với thời địa mới cũng có không ít như Inception hay Confessions mới đây. Vậy sẽ chỉ là vấn đề thời gian để ta được thưởng thức những bộ film hành động với kịch bản hay đáng bỏ tiền túi :)>-
 

minhtranquang55

New Member
Ðề: Kinh nghiệm nào cho giá trị của phim hành động

Chào bạn Nhi, viết hay lắm.
Xem series Aliens thi thấy Action nên là man thì không đúng lắm !
Series Lara Croft cũng vậy. Việc này hoàn toàn là do đạo diễn mà thôi. Đạo diễn thiên về các anh hùng nữ thì fim sẽ rất hay, cho nữ làm anh Hùng mà lại biến họ thành anh hùng kiểu nam thì bộ fim coi như xong !
Thân
 

cannabis9x

New Member
Ðề: Kinh nghiệm nào cho giá trị của phim hành động

hành động hồi họp ko thể quân speed !!! life depend on time !
 

lenhhoxung19xx

New Member
Ðề: Kinh nghiệm nào cho giá trị của phim hành động

Chúc bạn Nhi có chuyến đi du lịch với gia đình thật vui vẻ và hạnh phúc...
 

Ryo

New Member
Ðề: Kinh nghiệm nào cho giá trị của phim hành động

Nhi cảm ơn các bạn đã ủng hộ. Thực ra bây giờ Nhi xem phim ít hơn ngày xưa nhiều lắm rồi, nên chỉ chọn phim hay để xem, 1 ngày Nhi chỉ có khoảng 5h để ngủ thôi mà.
Bổ sung 1 vài ý về kinh nghiệm cụ thể Nhi đã xem trong phim việt Nam:

- Một phim hành động vẽ ra âm mưu tội phạm càng vĩ đại mang tính quốc tế thì càng yếu kém về tính mục đích, chính yếu tố xã hội đen quốc tế đã khiến ngay từ đầu mục đích của các nhân vật đã giả tạo và không vững. Nhiều phim hành động của VN đi theo con đường này (phim về những trùm ma túy quốc tế như của Lý Hùng, sát thủ, khủng bố quốc tế như Bẫy Rồng,... đều rất khó tin). Ai xem phim Bẫy Rồng rồi sẽ thấy nó chẳng có mục đích rõ ràng nào cả. Ngoài phim Huyền thoại Bất tử thì Nhi chưa thấy 1 phim hành động nào của VN mang tính hiện thực, tập trung vào 1 con người cụ thể thôi. Chưa có phim nào khai thác lòng thù hận và cũng chưa có phim nào người anh hùng ra tay để bảo vệ cho ai đó.
- Phim Dòng Máu Anh Hùng là phim hành động khá nhất của VN mà Nhi từng xem, trong đó quan hệ giữa các nhân vật được xây dựng tốt, mục đích hành động rõ ràng, nhân vật nữ không bị nam tính hóa.

Một phim như The man from no where của Hàn Quốc không có gì ghê gớm, bản thân kịch bản cũng là sự sao chép các yếu tố của phim đi trước, các cảnh hành động tầm thường,

Việt Nam đủ khả năng làm được 1 phim như vậy,

nhưng không ai viết kịch bản theo kiểu đó cả.

Không biết Nhi nói đến mục đích là mục đích nào trong phim Bẫy Rồng, mục đích của phim hay của nhân vật chính. Nếu là của nhân vật chính thì nó rõ ràng đấy chứ: nv của Ngô Thanh Vân trên đường đi tìm lại đứa con của mình. Đọc đến đây chắc sẽ có người nói nv chính của phim là nv của Johnny mới phải, nhưng đó là cái mà Bẫy Rồng còn lủng củng.

Còn Nhi nói "không ai viết theo kiểu đó" thì mình nghĩ, không phải ai cũng biết để mà viết theo kiểu đó thì đúng hơn. Nhưng mình được biết là trong thời gian tới chắc chắn sẽ có những phim "theo kiểu đó" nhiều hơn ở Việt Nam.
 

Ryo

New Member
Ðề: Kinh nghiệm nào cho giá trị của phim hành động

ý bạn là mình chưa có đc 1 kịch bản hay cho thể loại này.
Nếu ý bạn đúng là vậy thì mình đồng ý. Nói thật mình rất thất vọng ở nền điện ảnh VN. Cứ nhìn cái cách mà người Mỹ khai thác cốt truyện: từ những siêu anh hùng ko tưởng (thú thật những siêu anh hùng Mavel này mình thấy cũng na ná nhau, chỉ trừ bộ trang phục :D) đến những anh hùng cảnh sát theo kiểu tầm phào nhưng đáng yêu (get smart,the other guys,cop outs), hay cách người nhật khai thác từng chủ đề trong cuộc sống, từ đó vận dụng óc sáng tạo-là thứ mà mọi người đều có- để biến hóa thành những manga hay anime làm mê hoặc ko biết bao nhiêu người. Ngoài ra mình cũng rất hâm mộ phim Hồng kông vì những chủ đề họ thục hiện thật sự rất gầ gũi, rất đời thường nhưgn cũng hết sức đáng quan tâm(tình cha con, tình me, tình anh em..).
Mình viết như vầy ko phải chê bai điện ảnh VN mà chỉ cảm thấy buồn vì tại sao 1 đất nước có đến hơn 4000 năm lịch sử mà sao ko ai khai thác, làm 1 bộ phim thật "phê" mà bất cứ ai xem rồi cũng đều phải khen và có ấn tượng sâu sắc.
Vài dòng bậy bạ hi vọng ace HDVN đừng xoắn em nhé,khe khe. Cám ơn bạn Nhi vì những chia sẽ rất sâu sắc của bạn

Mình nghĩ bạn nên hy vọng vào điện ảnh VN thay vì thất vọng về nền điện ảnh chỉ mới được khoảng 10 tuổi này. Cái sự nhỏ hẹp của thị trường điện ảnh VN có thể giải thích mọi thắc mắc của bạn. Làm phim hay rất tốn kém, chưa nói đến phim giã sử, ý là làm cho ra chứ không phải kiểu lấy đồ của bên cải lương trùm vô rồi bảo đây là phim lịch sử, mà người Việt mình thì còn ít bỏ tiền ra rạp xem phim Việt, nhất là những phim có chất lượng, toàn xem những phim bưởi ba đê thì lấy tiền đâu mà họ làm một bộ phim đàng hoàng được. Nhiều người cứ đem những nền điện ảnh có biết từ đời nào rồi ra so sánh. Bạn cứ đợi đến lúc có nhiều người đi coi phim Việt, tự nhiên mọi thứ nó sẽ phát triển lên thôi.
 

ttxx

New Member
Ðề: Kinh nghiệm nào cho giá trị của phim hành động

Woo...tôi là 1 cameramen đọc những bài viết của Nhi cứ tưởng dân BK hay BL fim, không ngờ Nhi lại là Bác sĩ ! cứ chia sẻ tiếp Nhi nhé...dù nhận đình về fim của mỗi người sẽ khác mhau nhiều do tác động của cuộc sống ở mỗi người hoàn toàn không như nhau,xem fim để giãi trí... xong nếu ta nghiền ngẫm nó, sẽ cho ta những tích lũy những điều bổ ít,cả fim dở và fim hay !
 

samwar

New Member
Ðề: Kinh nghiệm nào cho giá trị của phim hành động

bài viết hay
công nhận là nhiều phim bom tấn hàng chục triệu $ xem xong thấy phí thế
 

binhlg

Member
Ðề: Kinh nghiệm nào cho giá trị của phim hành động

Chuẩn không thể chỉnh!
 
Bên trên